Luật Đầu tư năm 2014 và những vấn đề cần quan tâm

Ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu Tư (sau đây viết là Luật Đầu tư năm 2014). Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Tuy nhiên để luật được thực thi nghiêm chỉnh, cần có thêm hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
  1. 1.Quy định mới về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014.

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lục thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư

Điều 1 của Luật này quy định: “Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư

1) Bổ sung điểm g và khoản 1 Điều 6 như sau:

  1. g) Kinh doanh pháo nổ.

2) Thay thế Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện bằng Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật này”.

Điều 2 của Luật này quy định: “1) Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2) Quy định về các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sau đây có hiệu lục thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

  1. a) Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
  2. b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

Chính phủ quy định việc áp dụng chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân đang đầu tư, kinh doanh các ngành nghề quy định tại khoản này…”

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 nếu ở trên, thấy rằng:

Một là: Về bổ sung quy định cấm “kinh doanh pháo nổ”. Quy định này đưa tổng số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh lên 07 (bảy) ngành, nghề bao gồm:

+ Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này.

+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã đã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm 1 có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.

+ Kinh doanh mại dâm

+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người.

+ Kinh doanh pháo nổ.

Quy định cấm kinh doanh pháo (có hiệu lục thi hành từ ngày 01 – 01 – 2017)

Hai là: Thay thế Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh, có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014. Phụ lục 4 mới thay thế quy định 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Giảm 24 ngành, nghề kinh doanh, đầu tư có điều kiện quy định trong Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014. Như vậy, Luật “Sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 vè danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư” được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016 đã mở rộng ngành nghề đầu tư, kinh doanh tự do. Giảm bớt 24 các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

  1. 2.Vướng mắc và kiến nghị

2.1. Về vướng mắc: Sau ngày Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 đã có ý kiến thắc mắc về việc giải quyết những vụ án về buôn bán, vận chuyển, tàng trũ pháo nổ, thuốc lá nhập lậu mà cơ quan tố tụng hình sự đã thụ lý chưa giải quyết. Về thắc mắc này chúng tôi có ý kiến như sau:

Ngày 12/6/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Ban hành kèm theo Nghị định này có 03 Phụ lục bao gồm:

Phụ lục I: Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Trong các hàng hóa cấm kinh doanh có: Cấm “Các loại pháo”

Phụ lục II: Danh mục hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh. Trong các hàng hóa hạnh chế kinh doanh có: “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác”

Phụ lục III. Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Trong các hàng hóa kinh doanh có điều kiện có: “Nguyên liệu thuốc lá”

Trong thời gian thi hành Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999, ngày 03/02/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/200/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh Nghiệp năm 1999. Điều 3 của Nghị định này quy định về “Ngành, nghề cấm kinh doanh” có quy định cấm kinh doanh các loại pháo”.

Như vậy: Đối với các loại pháo thì pháp luật ở nước ta quy định cấm kinh doanh từ ngày 03/02/2000 theo quy định tại Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ, đến ngày 12/6/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2006/NĐ-CP lại tiếp tục quy định cấm kinh doanh các loại pháo.

Đối với thuốc lá các loại và các dạng thuốc lá là thành phẩm khác là hàng hóa hạn chế kinh doanh và đối với nguyên liệu thuốc lá là hàng hóa kinh doanh có điều kiện kể từ ngày thi hành Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ.

Tuy nhiên, đến ngày 22/11/2016 (ngày Quốc hội ban hành Luật số 03/2016/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 vè Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư) thì đã có sự thanh đổi. Cụ thể là:

– Đối với pháo nổ. Cấm kinh doanh (theo Luật sửa đổi Điều 6 Luật Đầu tư)

– Đối với các loại pháo không phải pháo nổ, là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014).

– Đối với sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện (theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014).

Các loại pháo không phải là pháo nổ và các sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá được tiếp tục quy định trong phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật sử đổi Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016.

Do đó, căn cứ pháp luật để giải quyết vướng mắc nêu ở trên là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2015. Tại Điều 156 của Luật này quy định như sau:

“1) Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực…

2) Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

…”

Theo quy định tại khoản 2 Điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nêu ở trên, thì các loại pháo không phải là pháo nổ, các loại thuốc lá, thành phầm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá là “cùng một vấn đề”, nhưng chính phủ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, còn Quốc hội lại quy định là hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

Về văn bản quy phạm pháp luật thì Luật do Quốc hội ban hành có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định của Chính phủ, nên việc giải quyết vướng mắc và thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6, Phụ lục 4 Luật Đầu tư ngày 22/11/2016. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khi giải quyết cần phân định ra nhiều trường hợp. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Người có hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ các loại thuốc lá ngoại nhập lậu vào Việt Nam nhằm mục đích trốn thuế kể từ trước hoặc sau ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành thì hành vi này là hành vi buôn lậu cần phải giải quyết theo pháp luật hình sự.

Trường hợp 2: Người có cửa hàng kinh doanh mà buôn bán các loại thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá bị bắt giữ trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành mà chưa giải quyết thì giải quyết là: Xem xét họ có đủ điều kiện kinh doanh loại hàng hóa này không?  Nếu họ không đủ điều kiện kinh doanh thì hành vi kinh doanh của họ là kinh doanh trái phép.

Trường hợp 3: Người có hành vi mua bán, tàng trữ các loại pháo không phải là pháo nổ mà nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam từ trước hoặc sau ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành nhằm mục đích trốn thuế thì hành vi vi phạm của người bị bắt giữ là hành vi buôn lậu, cần giải quyết theo pháp luật hình sự.

Trường hợp 4: Người có cửa hàng kinh doanh mà mua bán, tàng trữ các loại pháo không phải là pháo nổ, bị bắt giữ trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lục thi hành thì xem xét  họ có đủ điều kiện kinh doanh loại hoàng hóa này không? Nếu họ không đủ điều kiện kinh doanh thi hàng vi kinh doanh của họ là kinh doanh trái phép.

Trường hợp 5: Người có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép phái nổ bị bắt giữ từ trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực đến nay vẫn chưa giải quyết thì hành vi vi phạm của người bị bắt giữ là hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Vi phạm pháp luật Hình sự.

2.2. Ý kiến đề nghị

Để bảo đảm sự nhận thức và thực hiện thống nhất Luật Đầu tư năm 2014 ngày 22/11/2016, chúng tôi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn các nội dung sau:

Một là: Hướng dẫn thực hiện các Điều 13, Điều 14 Luật Đầu tư năm 2014 (Điều 13 quy định: “Bảo đảm đầu tư, kinh doanh trong trường hợp thanh đổi pháp luật”, Điều 14 quy định: “Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh”.

Hai là: Hướng dẫn điều kiện về đầu tư, kinh doanh các ngành, nghề quy định trong Phụ lục 4 đã thay thế Phụ lục 4 ban hành theo Luật Đầu tư năm 2014.

Ba là: Hướng dẫn giải quyết các trường hợp đã bắt giữ nhưng chưa giải quyết đối với người có hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ các loại pháo không phải là pháo nổ, các loại thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá từ nước ngoài vào Việt Nam và trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành.

Việc hướng dẫn điều kiện đầu tư, kinh doanh các nganh nghề, hàng hóa quy định trong Phụ lục 4 là rất cần thiết để nhà đàu tư, nhà kinh doanh biết để thực hiện và để cơ quan nhà nước thực hiện công vụ đúng pháp luật.

Kinh doanh thép – Ảnh Thời báo DN

ĐỖ VĂN CHỈNH -