
Chung kết cuộc thi hùng biện “SHARP IN SPEECH” kết thúc tốt đẹp
Tối ngày 02/4/2019, Học viện Tòa án đã tổ chức Chung kết cuộc thi hùng biện “SHARP IN SPEECH”, với ý nghĩa là khả nãng vận dụng từ ngữ một cách linh hoạt, sắc bén, thể hiện rõ ràng và đầy đủ quan điểm, ý kiến của mỗi cá nhân.
Thành phần ban Giám khảo gồm có: TS. Nguyễn Văn Điệp, Phó Giám đốc Học viện Tòa án; Ths Nguyễn Thị Hải Châu, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân; TS Vũ Văn Luật Chủ tịch Tập đoàn SM; TS Phạm Thị Thanh Nga, Vụ phổ biến pháp luật- giáo dục – Bộ Tư pháp và MC Nam Linh.
6 thí sinh được vào dự thi vòng Chung kết, ngoài sinh viên Học viện Tòa án còn có sinh viên Đại học kiểm sát, Đại học Luật Hà Nội và Đại học sư phạm Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Minh Sử, phó Giám đốc Học viện Tòa án, thay mặt Ban Giám đốc Học viện chúc các em và cuộc thi thành công tốt đẹp. TS Nguyễn Minh Sử hoan nghênh các em vì lần đầu các Đoàn thanh niên HVTA tổ chức cuộc thi mang quy mô lớn nhưng công tác tổ chức rất tốt, các em dám nghĩ, dám làm, và đã tỏa sáng ở các cuộc thi vòng loại, hy vọng đêm chung kết tối nay các em sẽ thành công hơn nữa. Đây cũng là sân chơi bổ ích, thiết thực, là hành trang kiến thức vững chắc để các em học tập và giao lưu học hỏi các trường khác khi tham gia cuộc thi, Đại học kiểm sát, Đại học Luật Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội.
Câu lạc bộ Học thuật Học viện Tòa án tổ chức cuộc thi hùng biện “SHARP IN SPEECH” – với ý nghĩa là khả năng vận dụng từ ngữ một cách linh hoạt, sắc bén, thể hiện rõ ràng và đầy đủ quan điểm, ý kiến của mỗi cá nhân. Chính vì thế, cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích phát triển khả năng hùng biện và kỹ năng thuyết trình; góp phần rèn luyện bản lĩnh khi tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên Học viện Tòa án nói riêng và sinh viên các trường đại học nói chung.
Cuộc thi được diễn ra trong 3 phần thi; Đối kháng, Hashtag, Yourvoicr choice.
Phần thi Đối kháng, mỗi cặp thí sinh thi đấu trong 10 phút. 6 thí sinh được chia thành các cặp và tranh biện đối kháng về 3 chủ đề khác nhau.
Trong mỗi cặp đối kháng, A trình bày quan điểm ủng hộ (02 phút ); B trình bày quan điểm không ủng hộ (02 phút); A hỏi – B đáp (01 phút 30 giây); B hỏi – A đáp (01 phút 30 giây); A kết luận (01 phút 30 giây); B kết luận (01 phút 30 giây). Đánh giá, tổng điểm thí sinh tối đa là 20 điểm, trong đó nội dung phần thi: 10 điểm; Kỹ năng (tự tin, trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ chuẩn,…) : 10 điểm.

4 thí sinh có tổng điểm cao nhất sẽ được chọn tiếp tục trong phần 2. Phần 2 là Hashtag. Hashtag là một câu khẩu hiệu hoặc chủ đề. Ví dụ: #matuy, #xamhai, #moitruong,…). Mỗi thí sinh thể hiện trong 7 phút. Các thí sinh bốc thăm Hashtag trước khi bước vào hùng biện. Mỗi thí sinh sẽ thuyết trình cá nhân dựa trên một chủ đề của hashtag mà mình được giao, 3 thí sinh khác sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh đang thi, mỗi lượt hỏi và trả lời. Đánh giá, tổng điểm của phần thi là 20 điểm, trong đó nội dung phần thi: 10 điểm; Kỹ năng (tự tin, trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ chuẩn,…): 5 điểm; Trả lời câu hỏi phụ của các thí sinh khác: 05 điểm
Hai thí sinh xuất sắc nhất sẽ tiếp tục tham gia phần 3 “Your voice, your choice”, i tranh chức vô địch của cuộc thi. Thí sinh chuẩn bị trong 02 phút; Thời gian hùng biện 03 phút; Thời gian BGK hỏi, thí sinh trả lời trong 05 phút.

Nội dung thi là Ban tổ chức đã đưa ra 1 bức ảnh một thanh gươm. Sau khi chuẩn bị, hai thí Cao Thiên Bảo và Lê Hồng Nhung đã lần lượt trình bày suy nghĩ và cảm nhận của mình về bức tranh/ ảnh trong vòng 3 phút. Với khả năng của mình hai thí sinh đã thể hiện rất tốt nhận thức của mình và thể hiện khả năng diễn đạt xuất sắc. Sau khi cân nhắc, Hội đồng giám khảo đã công bố kết quả cuộc thi.

Ngôi vị Quán quân với giải thưởng trị giá 3 triệu đồng thuộc về Cao Thiên Bảo, sinh viên Học viện Tòa án; Á quân với giải thưởng 2 triệu đồng là bạn Lê Hồng Nhung, sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội. Hai giải ba trị giá 800 ngàn đồng và hai giải khuyến khích trị giá 300 ngàn đồng cũng được trao cho bốn thí sinh còn lại.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đề xuất mô hình Tòa án 3 cấp khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
-
Không áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ đối với Tạ Tấn P
-
Một số vấn đề về dấu hiệu định tội của tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Quy định 189-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương trong ngành Tòa án
Bình luận