FE Credit có đang vu khống khách hàng để trục lợi?
Luật sư cho rằng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khách hàng hoàn toàn có thể tố cáo FE Credit về tội vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trước cơ quan công an.
Tạp chí đã phản ánh về việc ông Trần Tấn Bảo (SN 1997, ngụ tại Phú Hoà, Phú Yên) phản ánh về việc bỗng dưng bị Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cáo buộc mình đang nợ hơn 63 triệu đồng và treo nợ xấu có thông tin ông Bảo lên hệ thống và uỷ quyền cho Công ty thu hồi nợ HP thực hiện thu hồi nợ. Theo ông Trần Tấn Bảo: “Đây là sự vu khống trắng trợn, tôi không hề hay biết hay thực hiện bất cứ khoản vay tài chính nào với FE Credit. Họ tự ý làm hồ sơ vay tài chính cho cá nhân khác sau đó vu khống bản thân tôi”.
Sau khi Tạp chí Toà án Nhân dân đăng tải bài viết “Không hề vay vốn, bỗng dưng bị người nhân danh FE Credit truy lùng để đòi nợ”, nhiều bạn đọc đã nêu quan điểm về vấn đề báo nêu. Trong đó, nhiều ý kiến bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ và đề nghị các cơ quan ngôn luận và các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc làm rõ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân. Theo nhiều phản hồi, đây không phải là lần đầu có nạn nhân liên quan đến FE Credit. Thậm chí có trường hợp khách hàng mất mạng do liên quan đến tổ chức cho vay này.
Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, phóng viên Tạp chí Toà án nhân dân đã liên hệ với FE Credit để làm rõ về HĐTD số 20191205-2964876; mà theo FE Credit đây là hợp đồng đã ký giữa ông Trần Tấn Bảo và FE Credit ngày 5/12/2019 và tính đến ngày 1/9/2020 là hơn 63 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay FE Credit vẫn chọn cách im lặng. Có vẻ như để có câu trả lời rõ ràng trước dư luận là điều quá khó đối với đơn vị này.
Cho tới hiện tại, nợ xấu mang tên ông Trần Tấn Bảo vẫn đang được FE Credit treo trên hệ thống khiến nhiều người bức xúc. Đến đây, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi: “Liệu rằng có đúng như phản ánh, FE Credit đang vu khống khách hàng?”.
Cũng ở bài viết trước, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi, tranh luận về việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân khách hàng nếu rơi vào trường hợp tương tự. Trong đó, một số ý kiến cho rằng trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Trần Tấn Bảo cần căn cứ vào một số dữ liệu sau đây để chứng minh ông Bảo bị vu khống.
Thứ nhất, căn cứ vào thông báo số 20191205-2964876/GFAA.010920-1872/BĐ về việc “Xác lập hồ sơ pháp lý tố tụng vụ việc vi phạm Hợp đồng Tín dụng đã ký giữa khách hàng nợ với Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”, đề ngày 3/9/2020, từ Phòng pháp lý khởi kiện của Công ty Cổ phần thu hồi nợ HP. Thứ hai, căn cứ vào việc FE Credit ngang nhiên treo nợ xấu có thông tin chỉ rõ ông Bảo nợ quá hạn trên hệ thống ngân hàng.
Mặc dù bị khiếu nại, FE Credit vẫn im lặng và treo nợ xấu của Bảo trên hệ thống ngân hàng.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Phan Minh – Đoàn luật sư TP.HCM để làm rõ hơn về việc nên làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân khi rơi vào trường hợp tương tự.
Theo luật sư Phan Minh, trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình ông Trần Tấn Bảo hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo trình bày vụ việc, nêu rõ yêu cầu của mình đề nghị cơ quan công an vào cuộc làm rõ hành vi vu khống người khác của FE Credit.
Lúc này, khi nhận được tố cáo, cơ quan điều tra sẽ yêu cầu FE Credit có mặt và đơn vị này phải có nghĩa vụ chứng minh việc ông Trần Tấn Bảo có thực hiện khoản vay như cáo buộc. Nếu không chứng minh được hoặc chứng minh không đúng thì FE Credit sẽ bị chế tài từ cơ quan công an và bắt buộc phải xin lỗi trên các cơ quan truyền thông hoặc tương đương.
Cũng theo luật sư Phan Minh, trong trường hợp FE Credit không chứng minh được ông Bảo có thực hiện gói vay như trên thì cơ quan điều tra sẽ có kết luận điều tra. Căn cứ vào kết luận điều tra để làm cơ sở, cơ quan điều tra sẽ xác định cho FE Credit tội danh tương xứng với kết luận điều tra đưa ra, bao gồm cả tội danh vu khống [1] người khác.
1.Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, về Tội vu khống, quy định:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
9 Bình luận
Trung Thành
14:30 10/01.2025Trả lời
6 phản hồi
Mạc khánh Nghiêm
14:30 10/01.2025Trả lời
4 phản hồi
Nguyễn duy
14:30 10/01.2025Trả lời
4 phản hồi
Tao Nguyễn
14:30 10/01.2025Trả lời
Lại Thị Kim Phượng
14:30 10/01.2025Trả lời
1 phản hồi
Trung Thành
14:30 10/01.2025Trả lời
Tùng
14:30 10/01.2025Trả lời
1 phản hồi
Nguyễn Thúy bảo
14:30 10/01.2025Trả lời
4 phản hồi
Nguyễn Thúy bảo
14:30 10/01.2025Trả lời
3 phản hồi