Huy động vốn qua kênh trái phiếu đang là lựa chọn tại nhiều ngân hàng
Với những tín hiệu tích cực về sự phục hồi nhu cầu tín dụng trong những tháng cuối năm nhằm thúc đẩy và mở rộng sản xuất - kinh doanh, việc đa dạng các kênh huy động vốn, trong đó có phát hành trái phiếu của các ngân hàng được dự báo sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trong thời gian tới.
Trong khi huy động tiền gửi chậm lại do lãi suất kém hấp dẫn so với những kênh đầu tư khác thì nửa đầu năm nay những kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuận ổn định như trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Theo dự báo, hoạt động phát hành trái phiếu sẽ sôi động hơn trong quý 4, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi, kế hoạch mở rộng sản xuất - kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế.
Theo Bộ Tài chính, 7 tháng năm 2024 đã có 183 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị huy động lên tới 174.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,78 lần cùng kỳ. Đáng chú ý, ngân hàng là nhóm có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 136.500 tỷ đồng, chiếm 68,2% tổng giá trị phát hành toàn thị trường.
Dự báo cũng cho thấy khối ngân hàng sẽ tiếp tục tăng phát hành trái phiếu trong thời gian còn lại của năm nay, nhằm có thêm nguồn vốn khi tăng trưởng tín dụng đang dần khởi sắc. Trên thực tế đã cho thấy nhiều ngân hàng bao gồm cả các ngân hàng quốc doanh có kế hoạch tăng vốn cổ phần hoặc vốn nợ, trong đó có trái phiếu.
Với đặc tính có rủi ro thấp, việc phát hành được minh bạch, tuân thủ các quy định chặt chẽ, được các cơ quan nhà nước giám sát, trái phiếu ngân hàng đóng vai trò là kênh huy động chiến lược. Các ngân hàng xem đây như là một kênh bổ sung nhằm đảm bảo cấu trúc vốn theo quy định, giúp các quản lý và tối ưu dòng tiền đồng thời kiểm soát rủi ro lãi suất hiệu quả hơn.
Thời gian qua, hầu hết các ngân hàng phát hành trái phiếu đều thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tham gia. Một vài ví dụ điển hình như nhiều ngân hàng đã đăng ký hoặc dự kiến phát hành trái phiếu từ nay tới cuối năm, như Agribank, VietinBank, LPBank, ACB, SHB… Theo thông tin công bố, KienlongBank cũng dự kiến phát hành đợt chào bán trái phiếu ra công chúng để phục vụ nhu cầu cho vay khách hàng giai đoạn 2024 - 2025 với 3 lĩnh vực chủ chốt: Sản xuất kinh doanh; nông nghiệp, nông thôn và tiêu dùng; thương mại.
Theo quy định mới, để đảm bảo tính công khai, minh bạch cũng như tạo dựng lại niềm tin đối với thị trường, trái phiếu phải được đăng ký và lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Song song với đó, các tổ chức phát hành buộc phải đăng ký giao dịch trái phiếu đã phát hành trên hệ thống giao dịch trái phiếu theo quy định.
Việc tận dụng đa dạng các kênh huy động vốn giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc cân đối dòng tiền, chuẩn bị cho một giai đoạn nước rút những tháng cuối năm, từ đó góp phần tạo đà tăng trưởng chung cho nền kinh tế. Không chỉ mang đến lời giải cho một bài toán khó, trái phiếu đã và đang giúp gia tăng vị thế của các ngân hàng trong bối cảnh nhu cầu tín dụng tăng như hiện nay.
Bài liên quan
-
KienlongBank triển khai những “giải pháp tín dụng” kịp thời, chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả cơn bão số Yagi
-
KienlongBank kịp thời ngăn chặn khách hàng chuyển 400 triệu cho đối tượng lừa đảo
-
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng
-
Về đích cùng lúc với 2 dự án Basel III & ESG, KienlongBank đang cho thấy quyết tâm cao trong chiến lược phát triển bền vững
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận