Thời điểm chấm dứt chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tính từ khi người chấp hành án phạm tội mới
Sau khi nghiên cứu bài viết trao đổi ý kiến “Thời điểm chấm dứt việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ khi nào” của tác giả Trần Văn Hùng, tác giả đồng thuận với quan điểm của tác giả.
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt được quy định trong BLHS. Theo đó, hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trong, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội.
Thời điểm bắt đầu chấp hành án cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận dược quyết định thi hành án (điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư Liên tịch số 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18 tháng 01 năm 2023).
Trong trường hợp đang chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ mà tiếp tục phạm tội mới thì án cải tạo không giam giữ có đương nhiên chấm dứt từ thời điểm phạm tội mới hay tiếp tục thi hành cho đến khi có bản án của hành vi phạm tội mới?
Tác giả đồng ý với quan điểm là thời điểm chấm dứt việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm người người chấp hành án phạm tội mới. Bởi lẽ, hình phạt cải tạo không giam giữ là một hình phạt mang tính chất nhân đạo và khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiệm trọng, nếu họ có công việc, nơi cư trú rõ ràng và nhận thấy không cần cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội. Vậy nên, khi họ đã được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì người phạm tội đã được Hội đồng xét xử cân nhắc rất kỹ lưỡng và những điều kiện mà họ được hưởng. Tuy nhiên, người phạm tội không lấy đó làm bài học mà tiếp tục phạm tội mới. Vậy nên cần áp dụng hình phạt tù trong lần phạm tội mới đối với bị cáo và áp dụng Điều 36 của BLHS để quy đổi trong quá trình tổng hợp hình phạt với tội phạm mới.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật về hình phạt cải tạo không giam giữ như sau: “Cải tạo không giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm…” (Điều 36 BLHS). Trong các vụ án hình sự, từ giai đoạn khởi tố cho đến khi xét xử, đối với nhiều vụ án phức tạp thì thời gian khởi tố đến xét xử có thể kéo dài 01 năm hoặc lâu hơn nữa. Nếu như tính thời điểm chấp dứt thời gian chấp hành của án cải tạo không giam giữ là từ khi tuyên án đối với hành vi phạm tội mới hoặc khi bản án mới có hiệu lực pháp luật thì nhiều trường hợp đến thời điểm xét xử bản án cải tạo không giam giữ của người chấp hành án đã thi hành xong và lúc này người chấp hành án chỉ phải chấp hành án phạt tù đối với hành vi phạm tội mới. Điều này vô hình trung đã làm giảm tính răng đe của pháp luật đối với người chấp hành án và nó trở thành một khe hở của pháp luật.
Hiện nay trong quy định của BLTTHS và Luật Thi hành án hình năm 2019 đều không quy định thời điểm chấm dứt việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ khi người chấp hành án phạm tội mới.
Về nguyên tắc, một người vừa chấp hành hình phạt trong bản án đang thi hành, vừa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với hành vi phạm tội mới là không phù hợp.
Vì vậy, tác giả đồng ý với thời điểm chấm dứt việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ khi phạm tội mới.
*Thư ký TAND tp Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tòa án huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Lê Na
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Bình luận