Phải xác định S và Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Sau khi nghiên cứu bài viết của tác giả Vũ Hoàng, đăng ngày 15/8/2024, bàn về xác định tư cách tố tụng, tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất cho rằng, không xác định S và Đ là bị hại mà phải xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Khách thể của tội phạm có thể được chia làm ba loại đó là khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Trong đó, khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật hình sự bảo vệ và bị một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Có thể nói, một tội phạm khi được thực hiện có thể xâm phạm nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nhưng không phải tất cả những quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều trở thành khách thể trực tiêp của tội phạm, mà chỉ những quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại và thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mới là khách thể trực tiếp của tội phạm.
Thông thường, mỗi tội phạm sẽ có một khách thể trực tiếp như tội trộm cắp tài sản có khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có khách thể trực tiếp là sức khỏe của người khác.... Một số tôi phạm có thể có nhiều khách thể trực tiếp do một khách thể không thể bao quát hết tính nguy hiểm của tội phạm như tội cướp tài sản có hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Như vậy, xác định chính xác khách thể trực tiếp của tội phạm sẽ xác định được chủ thể nào là bị hại trong vụ án. Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS năm 2015) về bị hại thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Rõ ràng bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra, còn khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm nên cần thiết phải xác định được chính xác khách thể của tội phạm để xác định tư cách tố tụng của bị hại.
Trong vụ án mà tác giả đưa ra, tội Lưu hành tiền giả theo Điều 207 BLHS có khách thể trực tiếp là chế độ quản lý của nhà nước về tiền tệ. Lưu hành tiền giả là hành vi đổi chác, mua bán, tặng cho, cho vay… tiền giả. Trong vụ án này, D sử dụng tiền giả để mua hàng của S và Đ, tức là đã có hành vi lưu hành tiền giả. Mặc dù hành vi dùng tiền giả để mua hàng của D có gây thiệt hại cho S và Đ, nhưng khách thể trực tiếp của tội phạm này là chế độ quản lý tiền tệ của nhà nước nên không thể xác định S và Đ là bị hại, chính vì họ bị thiệt hại về tài sản nên họ có quyền yêu cầu D phải bồi thường thiệt hại đó cho mình nên có thể xác định S và Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trên đây là quan điểm trao đổi của tôi, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý độc giả.
TAND tỉnh Quảng Trị xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Vận chuyển trái phép chất ma túy”- Ảnh: Lê Thanh Nhàn
Bài liên quan
-
Xác định ông S và bà Đ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là phù hợp
-
Bị cáo chiếm đoạt 48.582.400 đồng và N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
-
Vấn đề xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính
-
Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận