Thành phố vệ tinh vùng Tp.HCM mở rộng: Giảm tải áp lực dân số

Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam hiện vẫn còn không ít khó khăn và thách thức trong việc phát triển các đại đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, một số vùng đô thị trọng điểm phía Nam lại thành công trong việc tự tạo riêng cho mình một hệ thống mạng lưới vệ tinh lớn mạnh.

Đối mặt với nhiều thách thức

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng lẫn về chất. Nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chất lượng cao cùng các công trình mang tầm vóc khu vực ra đời, góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân, gắn kết tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh đã làm nảy sinh nhiều thách thức và hệ lụy khó lường. Diện tích đô thị mở rộng kéo theo tình trạng sử dụng đất đô thị chưa hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy, hầu hết các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường,... Nhiều dự án chậm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và tiện ích, vướng mắc mặt bằng nên không thu hút được người dân.

Phát triển đô thị vệ tinh – Bài toán lớn cho các cơ quan đầu ngành

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Tổng thư ký Diễn đàn Đô thị Việt Nam (VUF) - lý giải, hiện nay quy hoạch đô thị vẫn chưa tạo nên sự gắn kết, đồng bộ với quy hoạch vùng. Đặc biệt, mô hình chính quyền, công cụ quản lý phát triển đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể khiến các tồn tại, hạn chế trở nên khó khăn hơn.

Giải bài toán đô thị hóa

Để giải bài toán quy hoạch đô thị, nhiều thành phố của Việt Nam đang tập trung xây dựng đô thị vệ tinh. Đơn cử, xung quanh các đô thị trung tâm như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… là việc hình thành các thành phố lân cận. Đây cũng là mục tiêu của rất nhiều thành phố trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức về vấn đề đô thị.

Về cốt lõi, việc xây dựng đô thị vệ tinh phải lấy người dân làm trung tâm, phát triển dựa trên nhu cầu thực tế và lợi ích chung của cư dân. Trong đó, “xanh” và “thông minh” đang là xu hướng phát triển chung của các đô thị.

Tại TP.HCM, nhiều năm qua chứng kiến việc hình thành nhiều khu đô thị hiện đại tại các tỉnh vùng ven. Trong đó, Long An có nhiều lợi thế khi có diện tích giáp ranh TP.HCM nhiều nhất, quỹ đất còn lớn và kết nối giao thông thuận lợi hơn so với Bình Dương hay Đồng Nai.

Nhà ở tại các đô thị vệ tinh với thiết kế hiện đại, tích hợp không gian xanh được yêu thích. (Phối cảnh đại đô thị The Sol City tại Long An)

Chính quyền tỉnh Long An cũng đề ra nhiều chính sách thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị. Theo tầm nhìn đến 2030, Long An dự kiến chi hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng kỹ thuật khung, hình thành các khu đô thị mới nhằm phục vụ giới doanh nhân, chuyên gia, lao động trình độ cao đến sinh sống, làm việc trong các khu công nghiệp.

Sự đổ bộ của “đại đô thị” vệ tinh

Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại tỉnh Long An. Từ đó, tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn tỉnh. Nổi bật nhất phải kể đến đô thị vệ tinh The Sol City, do Thắng Lợi Group hợp tác đầu tư và phát triển.

Thuộc TP.HCM mở rộng và liền kề Phú Mỹ Hưng hoa lệ, dự án The Sol City hưởng lợi hệ thống hạ tầng khi kết nối trực tiếp với Càng quốc tế Long An - 835B - Vành đai 4 trong tương lai, cao tốc Bến Lức - Long Thành - Vành đai 3. Đặc biệt, The Sol City chú trọng xây dựng một khu đô thị vệ tinh kiểu mẫu, hài hòa cùng thiên nhiên, cân bằng những giá trị Sống – Làm việc – Giải trí khi dành đến 43.000m2 để phát triển 39 tiện ích thiết thực cho dự án: Chuỗi tiện ích công viên ven sông, vườn bách thảo life eco, hệ thống thùng rác phân loại, hệ thống Pin năng lượng mặt trời, central house,…

 

The Sol City – Biểu tượng đô thị vệ tinh tại khu Tây TP.HCM

Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu thuê mua nhà ở cho nguồn nhân lực từ nhiều nơi đổ về làm việc và sinh sống tại Long An, The Sol City đang được triển khai thi công chia làm 3 giai đoạn: The Sol Center (36 ha) xây dựng những tiện ích đầu tiên và đồng bộ hạ tầng, hoàn thiện những dãy nhà shophouse, nhà phố và biệt thự. Symtech Zone (54 ha) xây dựng các khu công nghiệp thương mại dịch vụ, Sky Gate (13 ha) phát triển những dãy nhà biệt thự, nhà phố diện tích lớn dành cho chuyên gia.

Với việc đầu tư và xây dựng một cách hiện đại, bài bản từ Thắng Lợi Group, The SOL City hứa hẹn trở thành điểm nóng cho giới đầu tư và tạo ra xu hướng đầu tư bất động sản mới tại khu Tây trong năm 2021.

 

 

 

 

 

 

T.H