
Trần Thanh T không phải chịu tình tiết tăng nặng “phạm tội hai lần trở lên”
Sau khi đọc bài “Trần Thanh T có phải chịu tình tiết tăng nặng “phạm tội hai lần trở lên” hay không?” của tác giả Lê Đức Anh, đăng ngày 10/01/2024, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai là Trần Thanh T không phải chịu tình tiết tăng nặng “phạm tội hai lần trở lên”.
Trong vụ án này, Trần Thanh T đã có hành vi sử dụng máy tính để thiết kế mẫu giấy tờ giả, mẫu con dấu giả. Sau khi thiết kế xong T sẽ sử dụng máy in màu để in ra và giả chữ ký. Sau khi làm xong các giấy tờ này, T sẽ giao cho người đặt làm và lấy tiền về để tiêu xài.
Tính đến thời điểm bị bắt Trần Thanh T đã làm giả 7 tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Do đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện X đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Thanh T về tội “Làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức”, quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 341 của Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung là “Làm giả 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên”.
Đối với tội này nếu Trần Thanh T dù làm giả chỉ 01 tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức thì cũng đã đủ yếu tôi cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, T đã phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, do điều luật này tình tiết “phạm tội hai lần trở lên” đã là tình tiết định khung theo quy định tại điểm b, khoản 2 của Điều 341 của Bộ luật Hình sự và trong vụ án này số lượng tài liệu, con dấu bị làm giả đã được áp dụng là tình tiết định khung là “Làm giả 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên” theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 341 của Bộ luật Hình sự nên tình tiết này không được áp dụng làm tình tiết tăng nặng đối với Trần Thanh T nữa theo quy định tại khoản 2, Điều 52 của Bộ luật Hình sự: “Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Do đó, Trần Thanh T không phải chịu tình tiết tăng nặng “phạm tội hai lần trở lên”
Trên đây là trao đổi của tác giả, rất mong quí đồng nghiệp và bạn đọc trao đổi, góp ý.
Tòa án tỉnh Bình Dương xét xử vụ án làm giả giấy tờ, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trái phép- Ảnh: Tâm Trang
Bài liên quan
-
Trách nhiệm của Tòa án liên quan đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 tương thích với Luật Tổ chức TAND năm 2024 về việc thu thập tài liệu, chứng cứ
-
Đảm bảo an toàn trụ sở, hồ sơ, tài liệu của Tòa án trong tình huống mưa, lũ, sạt lở
-
Bàn về trách nhiệm thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán theo dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
-
Không áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ đối với Tạ Tấn P
-
Đề xuất mô hình Tòa án 3 cấp khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện
-
Một số vấn đề về dấu hiệu định tội của tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Quy định 189-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương trong ngành Tòa án
1 Bình luận
Nguyên Thu Thuỷ
15:46 05/04.2025Trả lời