Quản lý vốn Chính là quản trị chi phí và kiểm soát giá thành

Năm 2019, Công ty Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Sản lượng than nguyên khai sản xuất được 3.270.468 tấn, đạt 100,17% kế hoạch. Đào lò xây dựng cơ bản đạt 9.152 m bằng 100,6% kế hoạch. Bốc xúc đất đá được 2.500.893 m3 đạt 100% kế hoạch. Tiêu thụ 3.165.420 tấn đạt 105% kế hoạch; Tiền lương bình quân: 14,313 triệu đ/người/tháng = 107% kế hoạch. Đặc biệt, ngày 26/11/2019 vừa qua, Cán bộ CNV Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin đã vui mừng đón tấn than nguyên khai thức 3 triệu, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử khai thác than của Công ty trong suốt hành trình gần 60 năm kể từ khi thành lập đến nay.

Ông Trần Mạnh Cường

Nhân dịp năm mới, Phóng Viên Tapchitoaan.vn có cuộc phỏng vấn ông Trần Mạnh Cường – Giám đốc Công ty Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin

 

PV: Thưa ông Trần Mạnh Cường, năm 2019 là một năm mà Công ty Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin đã nỗ lực phấn đấu; bằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể khẳng định được vai trò của Công ty trong hệ thống vận hành của Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam (TKV), cung ứng đủ than cho mục tiêu lớn mà chính phủ đã giao phó cho Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam trong việc đảm bảo An ninh lăng lượng Quốc gia?

Ông Trần Mạnh Cường: Có thể khẳng định, thành tích này là sự đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm của toàn thể cán bộ Công nhân viên Công ty Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Với mục tiê. Mặ dù điều kiện SXKD của Công ty vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, cùng với sự đoàn kết thống nhất cao của cả hệ thống chính trị. Chấn chỉnh kịp thời những nguyên nhân gây trở ngại tới sự phát triển của Công ty, nhất là những nguyên nhân chủ quan, do lãnh đạo chỉ đạo, quản lý và điều hành.  

Ông Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV trao phần thưởng cho Công ty CP Than Hà Lầm

Đầu tư áp dụng công nghệ mới trong sản xuất từng bước được cải thiện, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, nâng cao năng suất lao động và ổn định thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng chăm lo đến điều kiện làm việc, đi lại cho người lao động; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, chủ động phòng ngừa chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để sảy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn. Cơ bản hoàn thiện hệ thống sân ga, hầm chờ tại khu vực -300 và hệ thống soong loan tơi các khu vực khác. Thi công xong  giai đoạn 1 tuyến đường bê tông từ MB  +28 đến mức +105 cải thiện điều kiện môi trường và điều kiện đi lại trên mặt bằng. Nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo lắp đặt hệ thống tủ điều khiển tập trung 4 lộ cho các tuyến vận tải lò chợ đảm bảo kỹ thuật, an toàn, tiết giảm chi phí nhân công vận hành các thiết bị khu vực lò chợ; Đầu tư hệ thông monô ray phục vụ công tác cứu hộ trong hầm lò.

+  Thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng, định mức, năng suất lao động, đơn giá giao khoán, giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động

PV: Ông có thể cụ thể vài con số nói về tốc độ tăng trưởng của công ty trong những năm qua?

Ông Trần Mạnh Cường:  Thực hiện Nghị quyết số 428-NQ/ĐU ngày 15/01/2014 của Đảng bộ Công ty về tăng cường áp dụng công nghệ mới và cơ giới hóa trong sản xuất than hầm lò. Công ty đã triển khai thực hiện hiệu quả việc áp dụng cơ giới hóa trong khai thác, đào lò, vận tải than, vận chuyển người và vật liệu. Hiện nay, Công ty có 2 lò chợ cơ giới hóa đồng bộ công suất 1,8 triệu tấn/năm hoạt động ổn định, đạt công suất thiết kế; Tỷ lệ than khai thác hầm lò cao nhất trong Tập đoàn. Năm 2016 sản lượng than lò chợ cơ giới hóa đạt trên 661.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng than hầm lò; năm 2017 đạt trên 1,658 triệu tấn, chiếm 69% và năm 2018 đạt trên 1,650 triệu tấn, chiếm 69%… Đồng thời, đã tích cực đầu tư CGH trong đào lò, vận tải than, vận chuyển người và vật liệu; Đẩy mạnh thi công đào lò chống neo…, đã tạo đột phá trong sản xuất, đạt được kết quả quan trọng, nâng cao năng suất, giảm sức lao động cho công nhân.

Năm 2019 Công ty Cổ phần than Hà Lầm có 162 thợ lò có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, đặc biệt có 17 thợ lò thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.

PV: Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản VN, cổ đông năm 74,21% vốn của công ty, Công ty đã có biện pháp gì để quản lý nguồn vốn có hiệu quả thưa ông?

Ông Trần Mạnh Cường: Quản lý vốn chính là quản trị chi phí và kiểm soát giá thành, đây chính là khâu then chốt nhất để chúng tôi tiết kiệm chi phí, thực hiện đồng bộ ác giải pháp chỉ đạo, điều hành SXKD. Bên cạnh việc ban hành các văn bản về các chương trình hành động tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 theo Chỉ thị 125 của Tổng Giám đốc TKV; Chỉ đạo tốt công tác quản trị chi phí, giá thành; kiểm soát nâng cao chất lượng than sản xuất và tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; cân đối được tài chính đảm bảo nguồn chi trong năm.

+ Công tác quản trị chi phí, khoán chi phí của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn thông qua việc từng bước hoàn thiện các quy chế, quy định trên cơ sở quy chế, quy định của TKV và Nhà nước, áp dụng rộng rãi phần mềm hạch toán chi phí phân xưởng nhằm quản lý tốt hơn nữa và nâng cao hiệu quả trong điều hành SXKD.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý tiền lương, tiền thưởng, quản lý lao động ở các đơn vị; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu; kết hợp cùng Công ty Kiểm toán độc lập hoàn thiện hồ sơ kiểm toán các dự án đầu tư XDCB hoàn thành.

PV: Đề nghị ông nói rõ hơn về vấn đề này?

Ông Trần Mạnh Cường: Chúng tôi cho thực hiện khoán chi phí sản xuất: Lập kế hoạch khoán các chỉ tiêu  toàn Công ty ngay từ đầu năm cho các phòng ban chịu trách nhiệm chính và phân rõ trách nhiệm quản lý cụ thể cho từng bộ phận phòng ban . Kiểm soát chặt chẽ công tác khoán chi phí tới từng công trường, phân xưởng và tới đầu thiết bị, gắn trách nhiệm trực tiếp trong công tác khoán chi phí, lập nhu cầu vật tư và hiệu quả sử dụng các vật tư của các công trường phân xưởng.

PV: Năm 2020, bên cạnh nhiệm vụ chính trị mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng Sản Việt Nam về việc đảm bảo An ninh năng lượng Quốc gia. Là đơn vị thành viên của Tập đoàn, trước thềm năm mới, Công ty đã chuẩn bị gì thưa ông?

Ông Trần Mạnh Cường: Chúng tôi xác định công tác An toàn – Bảo hộ lao động là nhiệm vụ quan trọng số 1 trong SXKD, do đó công tác tuyên truyền  phải được làm quyết liệt, liên tục để thay đổi dần nhận thức, ý thức của người lao động trong việc thực hiện công tác AT-VSLĐ, nâng cao tính “Tự chủ an toàn” của bản thân và yêu cầu phải thường trực trong suy nghĩ của người lao động là “Chưa an toàn, không làm việc” góp phần làm giảm tối đa số vụ TNLĐ, sự cố trong quá trình sản xuất .

Ông Trần Mạnh Cường trao quà tết cho Công nhân là người dân tộc thiểu số trước kỳ nghỉ têt 2020

Tăng cường và đổi mới cơ chế quản lý bảo vệ môi trường, huy động tối đa nguồn lực, sự vào cuộc của các tổ chức, đơn vị và toàn thể CBCNVC Lao động cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường; đưa công tác quản lý, bảo vệ môi trường vào trật tự, kỷ cương, ý thức bảo vệ chung và chung tay hành động vì môi trường của Công ty trở thành thói quen tốt của từng CBCNVC.Tiêp tục duy trì hoạt động của trạm xử lý nước thải, hệ thống phun sương dập bụi.

Xây dựng phương án tiền lương theo quy định của TKV, quan tâm cơ chế thưởng khuyến khích người lao động và cơ chế khuyến khích các gương lò nóng cần tiến độ, công trường khai thác khi cần tăng năng suất, sản lượng.Tiếp tục triển khai áp dụng KPIs để trả lương đối với cán bộ nhân viên các phòng, trạm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đối với bộ phận tham mưu, quản lý; đối với bộ phận còn lại trả lương sản phẩm trực tiếp và có cơ chế khuyến khích tiền lương hợp lý, nâng cao thu nhập cho người lao động .

Kiểm tra, rà soát, tổng hợp phân tích kịp thời, chính xác việc thực hiện các chỉ tiêu khoán phí ở các đơn vị sản xuất, trên cơ sở khoán chi phí của TKV tìm ra các bất hợp lý trong việc thực hiện để có các điều chỉnh kịp thời; trên cơ sở đó quyết toán khoán chi phí cho các đơn vị theo các công đoạn, công việc cụ thể, chính xác. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác khoán quản trị, quản lý hợp đồng .

Quản lý, điều hành sử dụng vật tư có hiệu quả: Tăng cường các biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu. Thực hiện mua sắm vật tư theo đúng quy định, đảm bảo giá cả cạnh tranh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Chủ động và đôn đốc các bộ phận liên quan thực hiện nghiêm túc quy chế phân cấp quản lý tài chính của Công ty từ khâu hướng dẫn lập chứng từ đến khi quyết toán hạch toán. Đề xuất với Lãnh đạo Công ty các biện pháp sử dụng vốn linh hoạt, có hiệu quả.

Bên cạnh việc đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ, chúng tôi cũng chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các biện pháp thu hồi vật tư, thiết bị ở các đơn vị sản xuất, để sửa chữa phục hồi tận dụng lại, tái chế phục vụ sản xuất, giảm chi phí mua mới, nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị tái chế, phục hồi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí…

PV: Vâng xin cảm ơn ông!