Sở giáo dục và đào tạo Kiên Giang

Giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang – 40 năm phát triển

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Kiên Giang có sự phát triển tích cực trên nhiều mặt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em ở địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Những thành tựu của giáo dục tỉnh nhà đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Với vị trí và tầm quan trọng của sự nghiệp “trồng người”, trong 40năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực và quyết tâm để tiếp tục từng bước đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà theo kịp các tỉnh trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Các phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” trong toàn ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Qua đó, đã tạo dựng được tâm thế mới, tinh thần mới về thi đua rèn luyện trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh. Từ những phong trào thi đua sôi nổi, đầy ý nghĩa, đặc biệt từ những trăn trở để tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn, ngành Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang đã đạt được nhiều thành tích cao, góp phần tích cực cho sự đổi thay vừa mang tính đột phá, vừa mang tính bền vững.

Mạng lưới trường lớp trong toàn tỉnh được mở rộng, phát triển đồng bộ. Từ năm học 1981-1982, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ có 245 trường từ mầm non đến phổ thông, với 1.819 phòng học, trong đó có gần 57% phòng học cây lá, 426 phòng học ca ba thì đếnnăm học 2022-2023, toàn ngành có 638 trường (tăng 393 trường so với năm 1982. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đầu tư nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia hiện tại là 299/611 trường, chiếm tỷ lệ 48,93%. Đến nay, không còn phòng học ca ba và phòng học cây lá, thay vào đó là các phòng học kiên cố, khang trang. Trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục. bàn ghế học sinh, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành, nhà đa năng, thư viện, đạt chuẩn quốc gia, được quan tâm đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, theo chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, dạy và học.

Tổng kết năm học 2021 - 2022

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nếu năm học 1981-1982 toàn ngành có 3.146 cán bộ quản lý, giáo viên thì đến năm học 2022-2023, có 21.155 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; về trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: Năm học 1981-1982: giáo viên đạt chuẩn trở lên: Tiểu học: 13,36%, THCS: 84,23%, THPT: 95,23%; năm học 2022-2023, giáo viên đạt chuẩn trở lên: Mầm non: 91,34%, Tiểu học: 93,10%, THCS: 88,8%, THPT: 100%. Chất lượng đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, song song với việc nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm đúng mức. Số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia liên tục tăng, năm 2019 đạt 03 giải, năm 2020 đạt 11 giải, năm 2021 đạt 17 giải. Tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT trong những năm qua được duy trì và nâng cao. Năm 2022, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 98,70%.

Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiến đến xây dựng xã hội học tập được quan tâm. Kiên Giang đã hoàn thành phổ cập đúng tiến độ, kế hoạch đề ra: phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào năm 1999; đến năm 2021, được Bộ GDĐT công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi vào năm 2016, phổ cập giáo dục THCS vào năm 2008.

Việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thực hiện sách giáo khoa mới và áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đã được quan tâm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.Công tác phân lồng, hướng  nghiệp nhằm định hướng tương lai cho học sinh luôn được duy trì. Công tác xã hội hóa giáo dục được cả xã hội quan tâm, ngày càng phát triển. Các tổ chức, đoàn thể chủ động tham gia, phối hợp với giáo dục. Tính riêng trong dịp khai giảng năm học 2022-2023, ngành Giáo dục đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của cộng đồng bằng quà vật, học bổng quy ra thành tiền hơn 71 tỷ đồng. Có nhiều đơn vị, cá nhân giáo viên và học sinh đạt kết quả rất cao trong các phong trào, hội thi khác, rất đáng được biểu dương. Tất cả những thành tích đáng trân trọng đó đã góp một phần quan trọng trong thành tích chung của ngành giáo dục và đào tạo trong năm học qua nói riêng và trong 40 năm qua nói chung./.

 

2

 

QC