Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và kiến nghị hoàn thiện

Hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Trên cơ sở xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, bài viết đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Kháng nghị giám đốc thẩm là một trong những chế định quan trọng đã được chính thức quy định trong BLTTHS năm 1988 và được tiếp tục kế thừa, phát triển hoàn thiện trong BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015. Quy định của BLTTHS năm 2015 về kháng nghị giám đốc thẩm đã góp phần hạn chế tình trạng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tràn làn, chất lượng kháng nghị không ngừng được nâng lên, nội dung kháng nghị đã bám sát các căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.Căn c đ kháng ngh giám đc thm

Kháng nghị giám đốc thẩm là cơ sở duy nhất để Tòa án có thẩm quyền mở phiên tòa giám đốc thẩm. Tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vì vậy căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm phải phù hợp với tình chất của giám đốc thẩm đó là có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án.

Theo quy định tại Điều 371 BLTTHS năm 2015 thì căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau:  Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;\Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

 2. Ch th có quyn kháng ngh giám đc thm

Theo quy định tại Điều 373 BLTTHS thì những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

 - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Những người đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm. Như vậy, đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật đang được thi hành, nếu thấy trong thời hạn chờ xét xử giám đốc thẩm, việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành án thì người đã kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. Người đã kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành án ngay trong bản kháng nghị hoặc sau khi đã kháng nghị, không được tạm đình chỉ thi hành án trước khi kháng nghị. Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho toà án, viện kiểm sát noi đã xét xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền (Điều 377 BLTTHS năm 2015).

3. Th tc kháng ngh giám đc thm

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 374 BLTTHS thì kháng nghị theo thtc giám đc thm phi nêu rõ lý do và đưc gi cho: Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).  BLTTHS 2015 quy định phải gửi quyết định cho Viện kiểm sát là quy định tiến bộ và phù hợp với thực tiễn xét xử để Viện kiểm sát chuẩn bị ý kiến của mình khi tham gia phiên tòa và gửi kháng nghị cho viện kiểm sát cùng cấp là thực hiện chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.  Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu[1].

4. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Điều 30 BLTTHS 2015 quy định “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

  Theo quy định tại Điều 379 BLTTHS 2015 thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm được quy định như sau:

“ Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

 Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

 Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị”.

Theo quy định trên thì có hai trường hợp kháng nghị, mỗi trường hợp thời hạn kháng nghị được quy định thời hạn khác nhau. Trường hợp thứ nhất: nếu kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì việc kháng nghị chỉ được thực hiện trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là thời gian để những người có thẩm quyền kháng nghị phát hiện những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án như: những bản án xử quá nhẹ, chưa phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Bên cạnh đó quy định này còn thể hiện tính nhân đạo trong luật tố tụng hình sự đối với người bị kết án. Việc pháp luật quy định thời hạn theo hướng không có lợi là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật còn nhằm đề cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đảm bảo việc phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp thứ hai: Nếu kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không bị hạn chế thời hạn, ngay cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Như vậy, kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không có thời hạn nhằm khắc phục sai lầm, đảm bảo lợi ích của người bị kết án. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng không phải trường hợp nào hễ cứ có lợi cho người bị kết án là quyết định kháng nghị mà phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Một người bị kết án 3 năm tù, sau khi ra tù người này đề nghị cho họ được hưởng án treo để được giải quyết chế độ nghỉ hưu. Trường hợp này dù có muốn kháng nghị theo hướng cho người này được hưởng án treo cũng không thể thực hiện được. Hình phạt tù họ đã chấp hành xong nên đặt vấn đề cho hưởng án treo là vô nghĩa[2]. Tác giả chia sẻ với quan điểm này, việc kháng nghị theo hướng có lợi không nên máy móc, hình thức, mà phải có khả năng để khắc phục sai lầm, khôi phục lợi ích cho người bị kết án.

Vic kháng nghvvn đdân strong ván hình sđi vi nguyên đơn dân s, bđơn dân s, ngưi có quyn li, nghĩa vliên quan đến ván đưc tiến hành theo quy đnh ca pháp lut vttng dân s. Theo quy đnh ti Điu 334 BLTTHS 2015, thi hn kháng nghgiám đc thm vdân sđưc quy đnh trong thi hn ba năm, ktngày bn án, quyết đnh ca Tòa án có hiu lc pháp lut, trtrưng hp có các điu kin sau đây thì thi hn kháng nghđưc kéo dài thêm hai năm, ktngày kết thi hn kháng ngh: Đương sđã có đơn đnghtheo quy đnh ti khon 1 Điu 328 ca Blut này và sau khi hết thi hn kháng nghquy đnh ti khon 1 Điu này đương svn tiếp tc có đơn đngh; Bn án, quyết đnh ca Tòa án đã có hiu lc pháp lut có vi phm pháp lut theo quy đnh ti Điu 326 ca Blut này, xâm phm nghiêm trng đến quyn, li ích hp pháp ca đương s, ca ngưi thba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Hin nay, quy đnh vthi hn kháng nghvn đdân strong ván hình sti khon 3 Điu 379 BLTTHS 2015 còn mt shn chế: Thnht, vic xác đnh vn đ dân strong ván hình snói chung và xác đnh vn đdân sđáp dng thi hn kháng nghgiám đc thm vdân snói riêng chưa đưc quy đnh cthtrong lut nên vic xác đnh vn đnào là vn đdân sđxác đnh chính xác thi hn kháng nghgiám đc thm còn chưa có sthng nht.

Ý kiến thnht cho rng: “Dân s trong ván hình slà tt cnhng gì không phi là ti phm và hình pht có liên quan đến tin hoc tài sn đu là dân strong ván hình s, bao gm: tch thu vt, tin trc tiếp liên quan đến ti phm, trli tài sn, sa cha hoc bi thưng thit hi; tin tài sn bkê biên, bthu gitrong quá trình gii quyết ván nhưng không thuc trưng hp quy đnh ti BLHS nên Tòa án quyết đnh hy bquyết đnh kê biên hoc trli cho chshu hp pháp hoc ngưi qun lý hp pháp; án phí hình s, án phí dân s; hoc các khon tin, tài sn mà cơ quan tiến hành ttng quyết đnh trong quá trình gii quyết ván hình s. Theo quan đim này vn đdân strong ván hình stương đi rng, trong đó trách nhim bi thưng thit hi ngoài hp đng chlà mt phn dân strong ván hình s. Thi hn kháng nghtheo BLTTHS là ba năm không kcó li hay không có li cho ngưi bkết án.

Ý kiến thhai cho rng: “Dân s trong ván hình schbao gm nhng khon tin hoc tài sn có liên quan đến trli tài sn, sa cha hoc bi thưng thit hi quy đnh ti BLHS, hay nói cách khác dân strong ván hình schtrong phm vi trách nhim bi thưng thit hi ngoài hp đng. Theo đó, thi hn kháng nghgiám đc thm là ba năm đi vi trách nhim bi thưng thit hi ngoài hp đng, còn các khon khác như: tch thu vt, tin trc tiếp liên quan đến ti phm, quyết đnh kê biên tài sn, tm giđvt, án phí thi hn kháng nghgiám đc thm theo hưng không có li đi vi ngưi bkết án là mt năm ktkhi bn án, quyết đnh có hiu lc pháp lut, còn kháng nghtheo hưng có li không có thi hn[3].

Ý kiến thba cho rng, vic xem xét vn đnào là vn đdân sphi căn cvào tính cht và ni dung ca vn đđxác đnh. Tuy nhiên, không phi mi trưng hp vic bi thưng thit hi do ti phm gây ra đơn thun là vn đdân smà còn nh hưng đến trách nhim hình sca ngưi bkết án. Vì vy, phi phân bit trưng hp nào áp dng thi hn kháng nghgiám đc thm hình svà trưng hp nào áp dng thi hn kháng nghgiám đc thm dân s[4].

Thhai, vvn đcó áp dng BLTTHS đkháng nghgiám đc thm đi vi ngưi bkết án và ngưi bhi hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 379 BLTTHS 2015 quy định:

Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Tại điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”. Theo quy định trên thì đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vấn đề này trước đây có rất nhiều quan đim khác nhau. Ý kiến thnht cho rng, cháp dng BLTTHS đkháng nghgiám đc thm phn dân sđi vi nguyên đơn dân s, bđơn dân s, ngưi có quyn li và nghĩa vliên quan đến ván, còn đi vi ngưi bkết án và ngưi bhi phi căn cvào BLTTHS vì BLTTHS không quy đnh đi vi ngưi bkết án và ngưi bhi. Mt khác, trong quan hpháp lut ttng hình smi có khái nim ngưi bkết án và ngưi bhi, mc dù ngưi bkết án và ngưi bhi trong mt strưng hp có quan hvi nhau vvic đòi li tài sn, đòi bi thưng thit hi vvt cht và tinh thn, yêu cu sa cha tài sn bhư hng, bhy hoi do ti phm gây ra, nhưng đó không phi quan hdân sthun túy mà gn vi quan hpháp lut ttng hình s. Ý kiến thhai cho rng, tuy BLTTHS chquy đnh đi vi nguyên đơn dân s, bđơn dân s, ngưi có quyn li và nghĩa vliên quan đến ván nhưng phi hiu tinh thn ca điu lut là áp dng đi vi cngưi bkết án và ngưi bhi nếu vic kháng nghđó có liên quan đến phn dân strong ván hình scó liên quan đến h[5].

Như vy, trong quy đnh ca BLTTHS chưa có quy đnh cthđxác đnh vn đdân slà nhng vn đnào. Bên cnh đó, vic có áp dng BLTTHS đkháng nghgiám đc thm vn đdân sđi vi ngưi bkết án và ngưi bhi hay không là nhng vn đlà chưa có sthng nht khi áp dng Điu 379 BLTTHS.

5.  Một số kiến nghị hoàn thin pháp luật

Thnht, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về “vấn đề dân sự” trong vụ án hình sự mà chỉ dừng lại ở góc độ nguyên tắc nên chưa có sự thống nhất về vấn đề này. Vì vậy, cần phải nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể vấn đề dân sự trong vụ án hình sự vào Điều 30 BLTTHS xác định rõ ràng “vấn đề dân sự” trong vụ án hình sự là những vấn đề nào để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm về vấn đề dân sự nói riêng và các quy định khác của BLTTHS về vấn đề dân sự nói chung.

Th hai, sau khi xác định xác định vấn đề dân sự là vấn đề nào thì cần sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 379 theo hướng “Vic kháng nghvdân strong ván hình sđưc tiến hành theo quy đnh ca pháp lut ttng dân s mà không nên liệt kê đối tượng là “Đương sự” như hiện nay. Trong quy định tại khoản 3 Điều 379 BLTTHS năm 2015 không quy định áp dụng đối với người người bị kết án và người bị hại. Xét về bản chất người bị kết án không chỉ thuần túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tội phạm mà họ gây ra và theo quy định của BLDS thì đây chính là nội dung của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là quan hệ dân sự, nhưng thiệt hại trong trường hợp này do hành vi phạm tội gây ra nên nó chính là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Tương tự như vậy, người bị hại trong vụ án hình sự cũng đồng thời là nguyên đơn dân sự nếu họ đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì thế không nên phân biệt vấn đề dân sự theo chủ thể mà đã là vấn đề dân sự thì cần áp dụng thống nhất đối với các chủ thể bao gồm cả người bị kết án và người bị hại chứ không chỉ áp dụng với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án như quy định tại khoản 3 Điều 379 BLTTHS năm 2015. Vì vậy, khoản 3 Điều 379 chỉ cần quy định “Vic kháng nghvdân strong ván hình sđưc tiến hành theo quy đnh ca pháp lut ttng dân slà phù hợp.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn đối với thời hạn kháng nghị “vấn đề dân sự” trong vụ án hình sự trong các trường hợp sau: vấn đề dân sự có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các vấn đề dân sự không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng.

Trong trường hợp vấn đề dân sự có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án, thì cần phân biệt như sau: Vấn đề dân sự có liên quan đến xác định cấu thành tội phạm, xem xét tình tiết tăng nặng theo hướng không có lợi đối với người bị kết án nếu thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi đối với người bị kết án vẫn còn thì người kháng nghị có thể kháng nghị cả phần trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự theo hướng không có lợi đối với người bị kết án. Nếu thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi đối với người bị kết án đã hết nhưng thời hạn kháng nghị về vấn đề dân sự theo quy định của BLTTHS vẫn còn thì về trách nhiệm hình sự không được kháng nghị nhưng vẫn có thể kháng nghị phần dân sự của bản án hình sự[6].

Trong trường hợp phần dân sự trong vụ án hình sự có liên quan đến xác định cấu thành tội phạm, xem xét tình tiết giảm nhẹ theo hướng có lợi đối với người bị kết án thì nếu thời hạn kháng nghị vấn đề dân sự vẫn còn thì người có quyền kháng nghị có thể kháng nghị cả phần dân sự và phần trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu thời hạn kháng nghị về vấn đề dân sự đã hết thì người kháng nghị chỉ được quyền kháng nghị phần trách nhiệm hình sự. Đối với vấn đề dân sự không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Kết luận: Những hạn chế trong quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm trên thực tiễn, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại. Vì vậy, những hạn chế này cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nói riêng và thủ tục giám đốc thẩm nói chung trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

 

Tòa án  huyện Lộc Ninh, Bình Phước xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” - Ảnh: Nguyễn Khánh

 


[1] Khoản 1, khoản 3 Điều 376 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

[2] Ths. Đinh Văn Quế, Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, năm 1999, tr 101, 102.

[3] Ths. Đinh Văn Quế, Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “Dân sự trong vụ án hình sự”, tạp chí Tòa án nhân dân số 9, tháng 5/2005, tr 19.

[4] Phan Thị Thanh Mai: “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, năm 2006, tr 151.

[5] Ths. Đinh Văn Quế, Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “Dân sự trong vụ án hình sự”, tạp chí Tòa án nhân dân số 9, tháng 5/2005, tr21.

[6] Ths. Đinh Văn Quế, Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “Dân sự trong vụ án hình sự”, tạp chí Tòa án nhân dân số 9, tháng 5/2005, tr 21.

Ths.NGUYỄN BÍCH NHƯ– PHẠM VIỆT TRUNG  ( Tòa án nhân dân Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau)