Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với 14 dự thảo Án lệ

Ngày 26/5, TANDTC tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với 14 dự thảo án lệ thuộc các lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, hành chính. Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến chủ trì Hội thảo.

Đồng chủ trì Hội thảo có ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam. Về phía tổ chức quốc tế, còn có bà Audrey Rochellemagne, Đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.

Dự hội thảo có ông Bùi Ngọc Hòa, ông Tống Anh Hào, bà Nguyễn Thúy Hiền – nguyên Phó Chánh án TANDTC.

Về phía chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo có PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Chương trình thạc sỹ chính sách công của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam; GS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng khoa Luật dân sự trường Đại học Luật TP HCM; Ths. Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch có bảo đảm, Bộ Tư pháp; TS. LS Lưu Tiến Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ quốc tế Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Tham dự Hội thảo còn có đại diện VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Vụ Tư pháp của Quốc hội, lãnh đạo các đơn vị chuyên môn của TANDTC, các Tòa án, giảng viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành Luật, công chức TANDTC.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến cho biết trong những năm vừa qua, TANDTC đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn, công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Kể từ khi ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015, sau đó là Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đến nay, TANDTC đã công bố được 52 án lệ, trong đó có 11 án lệ về hình sự, 24 án lệ về dân sự, 01 án lệ về hôn nhân và gia đình, 08 án lệ về kinh doanh, thương mại, 01 án lệ về lao động, 01 án lệ về hành chính, 04 án lệ về tố tụng dân sự, 02 án lệ về tố tụng hành chính.

 

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại hội thảo.

Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phát biểu ý kiến đối với nội dung từng dự thảo án lệ nhằm đảm bảo các án lệ được ban hành có chất lượng tốt.

Ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết, từ khi dự án EUJULE đi vào hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã xây dựng được 48 dự thảo Án lệ, rà soát công bố 30 Án lệ, tổ chức 6 hội thảo lấy ý kiến, đồng thời chương trình cũng đã hỗ trợ hơn 400 Thẩm phán về kỹ năng trích dẫn và áp dụng Án lệ.

Liên quan đến việc phát triển hệ thống án lệ Việt Nam, ông Patrick Haverman cho biết vai trò của Thẩm phán là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên ông cũng kiến nghị mở rộng thành phần có liên quan trong việc xây dựng Án lệ, trong đó việc đưa người dân tham gia vào hoạt động phát triển Án lệ giúp áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Người dân có thể tham gia trong từng bước hoặc toàn bộ quá trình.

Theo ông Patrick Haverman, án lệ đóng vai trò quan trọng trong quyền tiếp cận tư pháp của thành phần yếu thế trong xã hội, việc tăng cường áp dụng án lệ sẽ tăng cường sự minh bạch, nâng cao năng lực Thẩm phán và đội ngũ nhân sự. UNDP sẵn sàng đồng hành cũng Việt Nam trong việc phát triển hệ thống Án lệ tại Việt Nam.

 

Ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, bà Audrey Rochellemagne, Đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết dự án EUJULE từ tháng 8/ 2018, là dự án dành cho khối các cơ quan nhà nước, mục tiêu chung hướng là đến nguyên tắc đảm bảo pháp quyền tại Việt Nam, nhằm đảm bảo quy trình tư pháp được áp dụng minh bạch, mọi đối tượng đều công bằng trước pháp luật.

Bà Audrey Rochellemagne cho rằng, đảm bảo tính ổn định của pháp luật là một trong những yêu cầu đảm bảo phán quyết của Toà án trong giải quyết các vụ án có nội dung tương tự nhau. Trong trường hợp vụ việc có tình huống tương tự, thì các vụ án trước có tình chất tham khảo cho các vụ án sau này.

Liên quan đến cơ sở dữ liệu tại liên minh Châu Âu, các thành viên liên minh Châu Âu có thể áp dụng chéo các án lệ của nhau, mỗi quốc gia thành viên có thể áp dụng án lệ chung do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu án lệ chung vô cùng quan trọng. Tại đây, Liên minh đã xây dựng cổng thông tin tư pháp điện tử của Liên minh Châu Âu, mọi người dân đều có quyền truy cập các thông tin liên quan, dữ liệu được chia sẻ cho các toà án quốc gia và Toà án chung liên minh Châu Âu.

 

Bà Audrey Rochellemagne, Đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại hôi thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu tham dự đã đóng góp ý kiến đối với 14 dự thảo án lệ:

Dự thảo án lệ số 01 về xác định tuổi của bị hại. (Quyết định giám đốc thẩm số 03/2017/HS-GĐT ngày 27/02/2017 của Hội đồng Thẩm phản Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giao cấu với trẻ em" đối với bị cáo Thân Nguyễn L)

Trong Dự thảo án lệ nảy, tình huống pháp lý là: Trong vụ án hình sự cần xác định chính xác tuổi của bị hại mà cơ quan tiến hành tố tụng không thể xác định được tuổi của bị hại trên cơ sở các tài liệu về nhân thân của bị hại.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định và xác định tuổi của bị hại theo Kết luận giám định.

 

Ông Bùi Ngọc Hòa, nguyên Phó Chánh án thường trực TANDTC phát biểu tại hội thảo

Dự thảo án lệ số 02 về căn cứ xét lại bản án hành chính phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. (Quyết định giám đốc thẩm số 08/2021/HC-GĐT ngày 12/4/2021 của Toà án nhân dân tối cao về vụ án hành chính "Yêu cầu hủy đăng ký chính lý biến động tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" giữa người khởi kiện là Cổng ty cổ phần đầu tư A với người bị hiện là Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đ)

Trong Dự thảo án lệ nảy, tình huống pháp lý là: Tại phiên tòa hành chính phúc thẩm, người khởi kiện đưa ra yêu cầu kháng cáo bổ sung vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng lại nhận định không đúng với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, làm phát sinh quan hệ pháp luật khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định đây là căn cứ để xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

Ông Tống Anh Hảo – Nguyên Phó Chánh án TANDTC phát biểu tại hội thảo.

 Dự thảo án lệ số 03 về việc xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính. (Quyết định giảm đốc thẩm số 16/2021/HC-GĐT ngày 06/7/2021 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai" giữa người khởi kiện là anh Nguyễn Trung T và người bị hiện là Ủy ban nhân dân huyện S)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Người khởi kiện là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi Quyết định hành chính, mặc dù người khởi kiện đã biết về việc ban hành Quyết định hành chính nhưng không nhận được Quyết định hành chính.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này. Tòa án phải xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được tính từ ngày người khởi kiện nhận được Quyết định hành chính.

Dự thảo án lệ số 04 về quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản là nhà đất sau khi ủy quyền cho người khác sử dụng nhà đất. (Quyết định giám đốc thẩm số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thể chấp tài sản" giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần K với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn N)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Chủ sở hữu tài sản là nhà đất ủy quyền cho người khác toàn quyền sử dụng tải sản của mình.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định chủ sở hữu tài sản là nhà đất vẫn có quyền định đoạt tài sản của mình. 

TS Nguyễn Thuý Hiền, nguyên Phó Chánh án TANDTC phát biểu tại hội thảo

Dự thảo án lệ số 05 về mất quyền phản đối khi không khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tải về thẩm quyền. (Quyết định số 04/2018/QĐ- PQTT ngày 24/7/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc giải quyết yêu cầu “Hủy phán quyết trọng tài"; bên yêu cầu là Công ty TNHH A, bên liên quan là Tập đoàn D)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đã có ý kiến phản đối thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài và Hội đồng trọng tài đã ban hành Quyết định về thẩm quyển nhưng bên yêu cầu không khiếu nại Quyết định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tải đến Tòa án.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mất quyền phản đối thẩm quyền của Hội đồng trọng tài tại Tòa án.

Dự thảo án lệ số 06 về chi phí hợp lý để thuê luật sư trong vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. (Bản án sơ thẩm số 364/2014/KDTM-ST ngày 10/4/2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần giám định V và bị đơn là Công ty cổ phần D)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Bị đơn có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán chi phi thuê luật sư thực hiện việc tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tham gia tố tụng tại Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong quá trình tố tụng.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án chấp nhận chi phí hợp lý để thuê luật sư tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong quá trình tố tụng; không chấp nhận chi phi thuê luật sư đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tham gia tố tụng tại Tòa án.

 

GS.TS. Đỗ Văn Đại, Trưởng khoa Luật dân sự trường Đại học Luật TP HCM phát biểu tại hội thảo.

Dự thảo án lệ số 07 về việc hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật. (Quyết định giám đốc thẩm số 04/202U/HNGĐ-GĐT ngày 07/7/2021 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc dân sự “Yêu cầu hủy luôn nhân trái pháp luật"; người yêu cầu là bà Nguyễn Thị S, người có quyền lợi. nghĩa vụ liên quan gồm 03 người).

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực), không đăng ký kết hôn, có tổ chức lễ cưới, đã có con chung, tài sản chung. Sau đó, hai bên ra nước ngoài sinh sống và phát sinh mâu thuẫn. Khi chưa giải quyết ly hôn thì một bên về Việt Nam đăng ký kết hôn với người khác.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định quan hệ hôn nhân đầu tiên là hôn nhân thực tế, quan hệ hôn nhân đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam là trái pháp luật và hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật này.

Dự thảo án lệ số 08 về tính công sức trong việc làm tăng giá trị quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn. (Quyết định giảm đốc thẩm số 23202U/HNGĐ-GĐT ngày 1352021 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án hôn nhân gia đình "Yêu cầu xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn "giữ nguyên đơn là ông Lại Văn N với bị đơn là bà Nguyễn Thị T).

Trong Dự tháo án lệ nảy, tình huống pháp lý là: Quyền sử dụng đất là tải sản riêng của chồng (hoặc vợ), nhưng trong quá trình chung sống người vợ (hoặc chồng) có tham gia vào việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để xin thay đổi mục đích sử dụng đất, làm cho phá trị quyền sử dụng đất được tăng lên trong thời kỳ hôn nhân.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải tính công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo, làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người vợ (hoặc chồng) khi vợ chồng ly hôn. 

PGS TS Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Chương trình thạc sỹ chính sách công của Trường Chính sách công và Quản lý Pulbright, Đại học Fulbright Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Dự thảo án lệ số 09 về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp mẹ không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con. (Bản án giám đốc thẩm số 01/2019/TINGD-GĐT ngày 27022019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án hôn nhân gia đình "Ly hôn, tranh chấp về nuôi con" giữa nguyên đơn là chị Phạm Thị Kiều K với bị đơn là anh Nguyễn Hữu P).

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Trong vụ án hôn nhân gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Người mẹ bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người con được người bố nuôi dưỡng, chăm sóc bảo đảm trong điều kiện tốt và đã quen với điều kiện, môi trường sống đó.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải tiếp tục giao con dưới 36 tháng tuổi cho người bố trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

Dự thảo án lệ số 10 về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là quyền sử dụng đất có nguồn gốc do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho chồng hoặc vợ là đối tượng chính sách những chia được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Quyết định giám đốc thẩm số 27/2017/HNGĐ-GĐT ngày 24/11/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Hôn nhân và gia đình" giữa nguyên đơn là bà Đỗ Thị S với bị đơn là ông Nguyễn Quang V)

Trong Dự thảo án lệ nảy, tình huống pháp lý là: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho chồng hoặc vợ là đối tượng chính sách nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi ly hôn, vợ chồng đều có yêu cầu được nhận diện tích đất này. Ngoài diện tích đất này, vợ chồng còn tạo lập được diện tích đất ở khác đủ để đảm bảo điều kiện về chỗ ở cho người còn lại nếu được chia diện tích đất đó.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án giải quyết chia cho chồng hoặc vợ là đối tượng chính sách được nhận diện tích đất có nguồn gốc do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho đối tượng chính sách. Bên nào nhận phần tải sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Dự thảo án lệ số 11 về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên trong vụ án tranh chấp về xác định cha cho con. (Bản án phúc thẩm số 08- 2020 TINGĐ-PT ngày 19/112020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng về vụ án hôn nhân gia đình "Tranh chấp xác định cho cha con và về cấp dưỡng nuôi con" giữa nguyên đơn là chị Lý Thị Minh T với bị đơn là anh Dương Minh TI)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Sau khi sinh con, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ ngày xét xử sơ thẩm.

Dự thảo án lệ số 12 về căn cứ để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục tái thẩm. (Quyết định tái thẩm số 01/2018/DS-TT ngày 13/3/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Yêu cầu chia tài sản chung và tranh chấp thừa kể" giữa nguyên đơn là cụ Dương Thế X với bị đơn là bà Dương Thị Bích V)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị điều chỉnh, sửa đổi sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định đây là căn cứ để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục tái thẩm.

Dự thảo án lệ số 13 về công nhận hiệu lực của hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức. (Bản án số 16/2019/DS-PT ngày 19-3-2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về vụ án “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là ông Võ Sĩ M với bị đơn là ông Đoàn C).

Trong Dự thảo án lệ nảy, tình huống pháp lý là: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/01/2017 không được công chứng/chứng thực nhưng bên mua đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ của mình.

Giải pháp pháp lý là: Trong trường hợp này, Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng, các bên không phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên chuyển nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Dự thảo án lệ số 14 về việc áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp di dời mồ mả. (Bản án dân sự sự thẩm số 33/2019/DS-ST ngày 18/11/2019 của Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang về vụ án “Tranh chấp yêu cầu chấm dứt hành vi ngăn cản di dời mồ mả" giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Thu V với bị đơn là anh Vương Minh T, anh Vương Minh H)

Trong Dự thảo án lệ này, tình huống pháp lý là: Người chồng chết, người vợ nhờ chôn cất chồng trên phần đất của người thân bên nhà chồng. Sau đó, người vợ muốn di dời phần mộ của chồng về đất của gia đình mình thì phát sinh tranh chấp.

Giải pháp pháp lý là: Trường hợp này, Tòa án phải xác định người vợ có quyền di dời mồ mả của chồng để quản lý, chăm sóc theo phong tục tập quán của người Việt Nam.

Kết luận hội thảo, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến đánh giá cao các ý kiến góp ý thẳng thắn, cụ thể, quý báu của các đại biểu tham dự. Đồng thời đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng các bản án lệ.

 

CẢNH DINH