Các quy định của BLHS 2015 về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế  (nhóm tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm )

Tội trốn thuế (Điều 200)

 Theo quy định tại khoản 5 Điều 200 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 200 trăm triệu đồng đến dưới 300 trăm triệu đồng hoặc từ 100 trăm đồng đến dưới 200 trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (1) không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật; (2) không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; (3) không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; (4) sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; (5) sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; (6) khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này; (7) cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này; (8) câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này; (9) sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 5        Điều 200 nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) phạm tội có tổ chức; (2) số tiền trốn thuế từ 300 trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng; (3) phạm tội 02 lần trở lên; (4) tái phạm nguy hiểm.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm c khoản 5        Điều 200 nếu trốn thuế với số tiền 01 tỷ đồng trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 300 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 203 pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 203 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) có tính chất chuyên nghiệp; (3) hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên; (4) thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên; (5) gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100 triệu đồng trở lên; (6) tái phạm nguy hiểm.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 100 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 01 tỷ đồng. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 209 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp (1) gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng; (2) thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng; (3) đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 209 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; (3) gây thiệt hại cho nhà đầu tư  03 tỷ đồng trở lên; (4) tái phạm nguy hiểm.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 500 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 05 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 210 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó để thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng đến dưới  01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu từ từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 210 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; (3) gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1,5 tỷ đồng trở lên; (4) tái phạm nguy hiểm.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 01 tỷ đồng, cao nhất có thể lên đến 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 211 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi sau để thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng (1) sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; (2) thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo; (3) liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; (4) giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán; (5) đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó; (6) sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 211 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên; (3) gây thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên; (4) tái phạm nguy hiểm.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 02 tỷ đồng, cao nhất có thể lên đến 10 tỷ đồng. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)

Theo quy định tại khoản 5 Điều 213 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi sau để chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại từ 400 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này (1) thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; (2) giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (3) giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm; (4) tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 5        Điều 213 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; (3) tái phạm nguy hiểm.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 5        Điều 213 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng trở lên; (2) gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 200 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 07 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216)

Theo quy định tại khoản 5 Điều 216 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm (1) trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; (2) trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 5        Điều 216 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội 02 lần trở lên; (2) trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; (3) trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; (4) không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm c khoản 5        Điều 216 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) trốn đóng bảo hiểm 01 tỷ đồng trở lên; (2) trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; (3) không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 200 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 03 tỷ đồng.

Về nhóm tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 1. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217)

Theo quy định tại khoản 5 Điều 217 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 03 tỷ đồng (1) thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (2) thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; (3) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 5        Điều 217 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội 02 lần trở lên; (2) dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; (3) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (4) thu lợi bất chính 03 tỷ đồng trở lên; (5) gây thiệt hại cho người khác 05 tỷ đồng trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 01 tỷ đồng, cao nhất có thể lên đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

  1. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 225 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (1) sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; (2) phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 225 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) phạm tội 02 lần trở lên; (3) thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên; (4) gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên; (5) hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 300 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

  1. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 226 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 226 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) phạm tội có tổ chức; (2) phạm tội 02 lần trở lên; (3) thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên; (4) gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500 triệu đồng trở lên; (5) hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 500 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

  1. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 227 thì pháp nhân thương mại bị xử lý hình sự khi cố ý vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây (1) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng; (2) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (3) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (4) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Pháp nhân có thể bị áp dụng khung tăng nặng TNHS tại điểm b khoản 4        Điều 227 nếu thuộc một trong các trường hợp (1) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500 triệu đồng trở lên; (2) khoáng sản trị giá 01 tỷ đồng trở lên; (3) phạm tội có tổ chức; (4) gây sự cố môi trường; (5) làm chết người; (6) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Về hình phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp nhất không dưới 1,5 tỷ đồng, cao nhất có thể lên đến 07 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng (nếu hình phạt chính không phải là hình phạt tiền); cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

TS. NGUYỄN CHÍ CÔNG - CN. HOÀNG THỊ SONG MAI , Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC (Tiếp theo bài trước)