Kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của ba Tòa án nhân dân cấp cao

TANDTC vừa ban hành kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của ba TANDCC tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích kiếm tra

Thông qua công tác kiểm tra đề nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao, về các kết quả đạt đưọ’c và những hạn chế, thiếu sót để rút kinh nghiệm chung.

Phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao, từ đó đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đề ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị nàỵ.

Việc kiểm tra phải đảm bảo đúng nội dung và phải tiến hành một cách khách quan, toàn diện, hiệu quả, tránh hình thức.

Kết thúc đợt kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm vói các đối tượng kiểm tra, phải chỉ ra nhũng hạn chế, thiếu sót cần rút kinh nghiệm; đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với những trường hợp có sai lầm nghiêm trọng, nhằm tạo ra những chuyến biến tích cực trong công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân cấp cao trong thời gian tới.

Nội dung kiểm tra

Tiến độ, chất lượng công tác xét xử phúc thẩm của các Tòa án nhân dân cấp cao, ừong đó lưu ý kiếm tra việc theo dõi đế ra Lệnh tạm giam đối vói các bị cáo;
Tiến độ, chất lượng công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Chất lượng kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm;

Việc gửi hồ sơ cho TANDTC, VKSNDTC đế xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có yêu cầu rút hồ sơ của TANDTC, VKSNDTC. Tình hình thực hiện các chủ trương Tòa án nhân dân tối cao đề ra như: Công khai bản án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp…

Kết quả thực hiện các kiến nghị theo các kết luận của các Đoàn kiểm tra các năm 2016, 2017, 2018 và của VKSND.

Công tác kiểm tra sẽ tập trung vào một số nội dung:

Về công tác xét xử phúc thẩm: Tiến độ giải quyết các vụ án phúc thẩm thuộc thấm quyền; Việc tuân thủ đường lối xét xử đã được cấp giám đốc thẩm định hướng (đối vói những vụ án mà cấp giám đốc thấm hủy án để xét xử phúc thẩm lại); iệc thực hiện các kiến nghị của Viện kiểm sát trong việc khắc phục các vi phạm trong hoạt động xét xử.

-Đối với công tác xét xử các vụ án hình sự: Các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo từ 02 năm tù trở lên hoặc miễn hình phạt, xử dưới khung hình phạt, xử phạt tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo, áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; Các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo; Các trường họp mà Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm; Các trường họp mà quan điểm của Tòa án và Viện kiểm sát có sự khác biệt lớn. Các trường hợp bị cáo được đình chỉ, miễn chấp hành hình phạt theo quy định của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13. Việc thực hiện các kiến nghị của Viện kiếm sát trong việc khắc phục các vi phạm trong hoạt động xét xử.

-Đối vói công tác xét xử các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chỉnh: Các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy, sửa án sơ thẩm; Các trường họp không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát; Việc tuân thủ thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn gửi các bản án, quyết định cho Viện Kiểm sát, Cơ quan Thi hành án dân sự, thời hạn gửi thông báo thụ lý cho Viện Kiếm sát, chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nghiên cứu; Các trường hợp tuyên án không rõ, khó thi hành; Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, tính án phí.

Về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẫm, tái thẩm: Việc nhận, thụ lý và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (đặc biệt là việc giải quyết các đơn có nội dung kêu oan, khiếu nại bức xúc kẻo dài, cảc đơn khiêu nại của đương sự do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Đại biếu Quốc hội chuyến đến); Việc xem xét, giải quyết kiến nghị giám đốc thẩm của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của các TANDCC (trong đó đặc biệt lưu ý các trường họp mà các Tòa chuyên trách của Tòa án tối cao trước đây đã trả lời không có căn cứ kháng nghị, nhưng nay các Tòa án cấp cao lại kháng nghị).

– Về công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Các vụ án do Viện kiếm sát kháng nghị; Các vụ án do TANDTC kháng nghị và chuyển Tòa án cấp cao xét xử theo thẩm quyền.

Thời gian và thành phần đoàn kiểm tra

Thời gian kiểm tra công tác chuyên môn của các TANDCC dự kiến thực hiện từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 12 năm 2019 (Thời gian cụ thế do các Trưởng đoàn kiểm tra quyết định). Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở các TANDCC.

Ba Đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác chuyên môn của các TANDCC được thành lập gồm:
Đoàn kiếm tra công tác chuyên môn của TANDCC tại thành phố Hà Nội do ông Lê Hồng Quang, Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn. Các thành viên Đoàn kiểm tra gồm bốn Thẩm phán TANDTC: Nguyễn Văn Thuân, Chu Xuân Minh, Trần Văn Cò và Nguyễn Văn Tiến.

Đoàn kiểm tra công tác chuyên môn của TANDTTC tại Đà Nẵng do ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn. Các thành viên Đoàn kiểm tra gồm ba Thẩm phán TANDTC: Bùi Ngọc Hòa, Đào Thị Xuân Lan và Lê Văn Minh.

Đoàn kiểm tra công tác chuyên môn của TANDTCC tại Thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Văn Du, Phó Chánh án TANDTC làm Trưởng đoàn. Các thành viên Đoàn kiếm tra gồm bốn Thẩm phán TANDTC: Tống Anh Hào, Lương Ngọc Trâm, Đặng Xuân Đào và Nguyễn Thị Hoàng Anh.

Đi cùng các đoàn còn có thư ký lãnh đạo, Thẩm phán TANDTC tham gia đoàn kiếm tra; đại diện lãnh đạo và 1 Thấm tra viên của mỗi Vụ Giám đốc Kiểm tra TANDTC; đại diện Ban Thanh tra TANDTC.

Các Vụ Giám đốc Kiểm tra, Ban Thanh tra có trách nhiệm cử cán bộ theo đúng thành phần tham gia Đoàn kiểm tra để thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn.

Hoàn thành trước ngày 25/12/2019

Căn cứ vào các nội dung kiểm tra được nêu trong Kế hoạch này, các TANDCC có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị mình (theo đề cương được gửi kèm theo kế hoạch này) và gửi cho các Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra trước 03 ngày trước khi tiến hành kiếm tra; chuấn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra; đồng thời thực hiện các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của các Đoàn kiểm tra.

Các Đoàn kiếm tra có trách nhiệm thực hiện việc kiếm tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và thời gian của Kế hoạch này. Kết thúc kiểm tra, các Đoàn kiểm tra có trách nhiệm tống hợp, xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra và hoàn thành trước ngày 25/12/2019 để báo cáo Chánh án TANDTC và gửi tới ông Nguyễn Trí Tuệ – Phó Chánh án TANDTC đế chỉ đạo tổng họp, xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra công tác chuyên môn năm 2019 của các TAND. Báo cáo tổng hợp kết quả kiếm tra công tác chuyên môn năm 2019 của các TAND phải được hoàn thành trước ngày 30/12/2019 để chuẩn bị cho Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2020.

THÁI VŨ