Tòa án đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các mặt công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Tham dự Hội nghị thi đua yêu nước lần thứ IV và Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống TAND, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội  có bài phát biểu quan trọng.

Sau khi điểm lại những mốc son trong lịch sử 75 năm truyền thống vẻ vang của hệ thống TAND, kể từ ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33C thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đã đánh giá: Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, nhất là trong nhiệm kỳ vừa qua, ngành Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo và đạt được những thành tựu quan trọng trên các mặt công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Những thành tựu mà hệ thống Toà án đạt được trong 75 năm xây dựng và phát triển có sự đóng góp quan trọng từ kết quả của các phong trào thi đua yêu nước đã được phát động thường xuyên, liên tục; là sự tiếp nối truyền thống quý báu được vun đắp bởi nhiều thế hệ cán bộ Toà án qua các giai đoạn phát triển của đất nước”.

“Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích và đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Toà án đã đạt được trong 75 năm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Tôi chúc mừng các gương điển hình tiên tiến, những Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu và Thẩm phán mẫu mực… đại diện xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước Toà án nhân dân giai đoạn 2015-2020. Nhiệt liệt chúc mừng Toà án nhân dân tối cao đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh và hôm nay được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất; Toà án quân sự trung ương được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tôi cũng xin chúc mừng những tập thể, cá nhân được trao tặng nhiều Huân chương các loại. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng, Nhà nước đối với những nỗ lực không ngừng và sự cống hiến to lớn của hệ thống Tòa án trongNgoài đeo khẩu trang thì các biện pháp bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế nhằm phòng, chống dịch COVID-19 còn bao gồm cả rửa tay, giữ khoảng cách, che miệng khi hắt hơi… sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ công lý” – Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: Bên cạnh những thành tựu nổi bật được ghi nhận nói trên, chúng ta cũng thẳng thắn nhận thấy, công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp vẫn đang còn một số bất cập và hạn chế nhất định cần phải được nghiêm túc xem xét chấn chỉnh, khắc phục như: việc xét xử, giải quyết vụ án vẫn còn một số trường hợp vi phạm thời hạn tố tụng, vẫn còn một số vụ án oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tỷ lệ bản án quyết định dân sự, hành chính bị hủy, sửa do lỗi chủ quan; tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội. Một số cán bộ, thẩm phán, công chức, viên chức của một số Tòa án còn chưa gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, thậm chí vi phạm pháp luật, phạm tội bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Những hạn chế, bất cập nêu trên đã và đang làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của ngành Tòa án. Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, tôi đề nghị Tòa án các cấp cần thẳng thắn nhìn nhận để rút kinh nghiệm có các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm khắc phục cho được những hạn chế, bất cập, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm chỉ đạo, phong trào thi đua yêu nước của hệ thống Toà án cần tập trung làm tốt những nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử; không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, vì giá trị cốt lõi của Toà án là mang lại lẽ phải, sự công bằng cho xã hội và tạo được niềm tin của người dân vào công lý. Do vậy, bản án nghiêm minh của Toà án chính là sức mạnh của quyền tư pháp, khôi phục các giá trị đã bị xâm phạm, xử lý và phòng ngừa hiệu quả tội phạm, vi phạm và các tranh chấp. Để làm được điều đó, hoạt động Tòa án phải đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật, tính công khai, minh bạch, vô tư, độc lập trong việc ra phán quyết. Đây chính là trách nhiệm chính trị của Toà án, nhất là của đội ngũ Thẩm phán trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Hoạt động tranh tụng trong xét xử và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự phải được xem là giải pháp căn cơ để chống xét xử oan, sai; việc tăng cường hoà giải, đối thoại trong các vụ việc dân sự, hành chính phải là giải pháp quan trọng để hoá giải các mâu thuẫn, tạo sự đồng thuận trong xã hội; làm tốt công tác giám đốc việc xét xử để kịp thời phát hiện, rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót về nghiệp vụ. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; oan, sai mới được loại trừ và Toà án mới thực sự giữ vị trí là trung tâm của hệ thống tư pháp. Các Toà án cần tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua gắn với việc nâng cao chất lượng xét xử, có những giải pháp cụ thể, thiết thực để đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, Thẩm phán vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sạch về phẩm chất, lối sống, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý; tinh thông về pháp luật; đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.. Thẩm phán phải là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận đấu tranh bảo vệ pháp chế, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các Toà án phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng; rèn luyện phẩm chất đạo đức để mỗi cán bộ, Thẩm phán luôn nhận thức đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm trong thực thi công vụ. Hoạt động trong môi trường xét xử, phán quyết tính đúng sai của các sự kiện pháp lý, cán bộ, Thẩm phán thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền bạc, vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, hệ thống Toà án càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng; tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của Thẩm phán.

Mỗi cán bộ, Thẩm phán phải luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào nghề nghiệp và nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; phải luôn tự soi vào các chuẩn mực của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán để phấn đấu, giữ gìn và rèn luyện. Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Toà án nhân dân, nhưng nếu hệ thống Toà án quyết tâm không phải áp dụng Quy định này thì đó mới thật sự thành công.

Nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt hơn nữa trong công tác chính trị, tư tưởng, hệ thống Toà án cần tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, XII về xây dựng Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ ba, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đặt ra để hướng đến xây dựng nền công lý tiến bộ, tích cực nghiên cứu, đề xuất các nội dung để xây dựng Toà án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý. Tăng cường nghiên cứu, góp ý, kiến nghị việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về tư pháp; nghiên cứu để nhận diện những vấn đề pháp lý mới xuất hiện và những vấn đề dự liệu sẽ phát sinh trong thời gian tới để xử lý thấu đáo các tranh chấp, vi phạm và tội phạm, bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về tư pháp, chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật quốc tế để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.. Đây là thử thách lớn đối với ngành Tòa án và Tóa án nhân dân các cấp   phải xác định cải cách tư pháp chính là động lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác Toà án.

Bên cạnh việc triển khai tốt Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Tòa án cần phát huy vai trò hỗ trợ của mình đối với các kênh giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án như: trọng tài, thương lượng… nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, giảm tải số lượng vụ việc phải đưa đến Toà án xét xử, đúng như lời dạy của Hồ Chủ tịch “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”.

Thứ tư,  quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,tôi rất tâm đắc và ủng hộ phong trào “Thi đua vì Công lý mà đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vừa phát động. Trong Quân đội có phong trào “Thi đua Quyết thắng”, trong Công an có phong trào “Thi đua vì An ninh Tổ quốc”, và từ nay, trong Toà án có phong trào “Thi đua vì Công lý”. Đây là một sáng kiến đáng biểu dương và rất phù hợp với nội dung nhiệm vụ công tác của Toà án. Để phong trào thi đua thực sự mang đầy đủ ý nghĩa như tên gọi và trở thành hiện thực, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các Toà án cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, lấy kết quả công tác thi đua là một trong những tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Mỗi cán bộ, đảng viên trong hệ thống Toà án phải phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua, trong đó cần chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phát hiện, giới thiệu, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả từ cơ sở, để lan tỏa hơn nữa hiệu ứng của các phong trào thi đua. Quan tâm, chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm cổ vũ, động viên phong trào thi đua, tạo hiệu quả thiết thực.

BẢO THƯ