Cần Thơ: Diễn đàn các giải pháp thích ứng, tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL

Ngày 21/10,VCCI Cần Thơ tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện “Hội chợ sản phẩm, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL” và “Diễn đàn các giải pháp thích ứng, tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL”

 

Ban lãnh đạo và khách mời làm lễ Khai mạc chuỗi sự kiện Hội chợ sản phẩm, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL

Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của Biến đổi khí hậu. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, thì chỉ lũ lụt đã làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thiệt hại lên đến gần 9.000 tỷ đồng do thiên tai. ĐBSCL là một trong 03 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương bởi lũ lụt, nước biển dâng, thực tế tại ĐBSCL năm 2022 cho thấy rằng, hiện tượng ngập lụt, sụt lún tại ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác.

Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu ĐBSCL là vùng có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế và người dân ĐBSCL sống nhờ vào nuôi trồng và sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản. Thời gian qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) nói chung và hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán và ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân, góp phần gây thiệt hại, cản trở sự phát triển của vùng ĐBSCL nói chung và doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng.

Quang cảnh tại buổi “Diễn đàn: Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng”

Ngoài ra, sự tham gia của doanh nghiệp ĐBSCL trong thích ứng và chủ động phòng chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng đối với vùng ĐBSCL. Doanh nghiệp ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản ĐBSCL. Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai…Chính vì vậy, việc tạo các điều kiện để doanh nghiệp ĐBSCL, cùng với các cơ quan hữu quan và cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế thích ứng với BĐKH, vì một tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua việc hiểu đúng về BĐKH, sử dụng công nghệ, năng lượng hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông thủy sản, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh…là việc làm cấp thiết đối với ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.

Đồng thời, Khai mạc chuỗi sự kiện Hội chợ sản phẩm, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL” và “Diễn đàn: Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và Doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng” được VCCI Cần Thơ phối hợp cùng của Qũy Châu Á (TAF) tổ chức dưới sự tài trợ UPS nhằm mục tiêu cung cấp thông tin mới nhất về tác động của BĐKH đối với ĐBSCL, đặc biệt chú trọng thực trạng và tác động của hạn mặn đến vùng ĐBSCL thời gian qua và những dự báo trong thời gian tới, qua đó chủ động đề xuất, tìm ra giải pháp phòng chống, quản lý các rủi ro thiên tai, hạn chế các thiệt hại và ứng phó lâu dài với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, trong đó lấy doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm. Đồng thời trưng bày và giới thiệu các mô hình, sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nói chung, nêu cao vai trò của khối tư nhân vào việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất, kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL, mở ra các cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Lam Phương – Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu tại diễn đàn.

Ông Nguyễn Lam Phương – Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá: Thực tế tại ĐBSCL 05 năm qua hiện tượng ngập lụt, sụt lún tại ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng đến việc nuôi trồng, sản xuất và chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dẫn, đã gây thiệt hại, cản trở sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL nói chung và giảm NLCT doanh nghiệp ĐBSCL.

Vì vậy tiểu như không có có những giải pháp từ xa, nền tảng, cần cơ cho việc thích ứng thì ngành nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp CBNS nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Vậy chúng ta sẽ làm gì? người dân nông thôn làm giữ doanh nghiệp sẽ ứng phó như thế nào? đó là câu hỏi đặt ra cho Chính quyền các địa phương và cho chính những đối tượng đang chịu tác động BĐKH và tất cả chúng ta đang đi tìm lời giải.

Ông Phương cho biết thêm, “Năm 2021 VCCI CT đã cùng Quỹ Châu Á hình thành sáng kiến thành lập Mạng lưới Doanh nghiệp thích ứng BĐKH ĐBSCL. Dưới sự tài trợ của UPS Foundation, chúng tôi xúc tiến thành lập và sau 1 năm vận động. Mạng lưới DN Thích ứng BĐKH ĐBSCL ra mắt vào tháng 05/2022 với số thành viên ban đầu là 41 gồm đại diện các cơ quan nhà nước, viện trường và DN tiên phong của vùng. Đây được xem là Mạng lưới DN đầu tiên của cả nước được hình thành để trao đổi hợp tác về các nội dung, giải pháp thích ứng với BDKH. Đây là bước đi đầu tiên và cụ thể để từng bước triển khai các hoạt động liên quan BĐKH đến phát triển kinh tế”.

Các Doanh nghiệp tham dự tại diễn đàn

Phó/C.Tịch Ông Dương Tấn Hiển cho biết: Trước những thách thức của biến đối khí hậu, thành phố Cần Thơ đã quan tâm ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Với quan điểm chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan chính quyền các cấp, các đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Ủy ban nhân dân các cấp giữ vai trò chủ đạo, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội phải trên cơ sở quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành và liên vùng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm

Đồng thời, phát huy mọi nguồn lực, đồng thời kết hợp hiệu qủa các nguồn hỗ trợ quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp phát triển bền vững thành phố Cần Thơ trong thời kỳ hội nhập, phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu, xứng tầm thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước ĐBSCL theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

Trần Tú