Bình Định: Không có chuyện phá rừng phòng hộ để mở đường khai thác gỗ
Mới đây, dư luận xôn xao về việc có thông tin rừng phòng hộ ở An Nhơn, Bình Định bị phá để mở đường lên khu vực khai thác gỗ. PV Tạp chí Tòa án nhân dân đã làm việc với UBND thị xã An Nhơn, để tìm hiểu vụ việc.
Trước đó, báo chí đã phản ánh hiện tượng nhiều cây gỗ lớn ở rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định bị chặt phá trái phép. Do đó, khi có thông tin rừng phòng hộ ở An Nhơn cũng bị xâm phạm, thậm chí mở đường khai thác gỗ trái phép, khiến dư luận địa phương đặc biệt quan tâm.
Làm việc với PV, ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, cho biết: Sáng 01/9/2023, UBND thị xã An Nhơn đã tổ chức đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra hiện trường theo thông tin. Đoàn kiểm tra gồm có: Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN và PTNT Bình Định; ông Lê Đức Sáu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định; ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch UBND TX An Nhơn; ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch UBND TX An Nhơn; ông Phan Văn Hải, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TX An Nhơn và nhiều thành viên là lãnh đạo, cán bộ xã Nhơn Tân, TX An Nhơn.
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, đoàn kiểm tra liên ngành đã có biên bản khẳng định, không có hiện tượng phá rừng phòng hộ để làm đường đi vào khai thác gỗ. “Hiện nay, trên địa bàn chỉ có “đường lâm sinh” là con đường đã được hình thành từ trước năm 2000 và không có diện tích rừng phòng hộ nào bị phá” – ông Bùi Văn Cư khẳng định.
Một cây nhỏ thuộc rừng trồng được khai thác
PV đã cùng cán bộ Hạt kiểm lâm TX An Nhơn đến địa bàn được phản ánh thì thấy cây rừng xanh tốt. Trên đường lâm sinh có những đoạn do người dân san gạt để dễ đi lại chăm sóc rừng trồng, có hai gốc cây bị cắt từ lâu đường kính chưa được một gang tay, không có hiện tượng phá rừng. Rừng được khai thác là rừng sản xuất, được cấp phép khai thác đúng quy định.
Đường lâm sinh, là tuyến đường được hình thành để người dân cùng các lực lượng chức năng đi chuyển để trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, làm đường băng cản lửa khi có sự cố cháy rừng.
Đường lâm sinh
Đại diện UBND thị xã An Nhơn chia sẻ: Chăm sóc, bảo vệ rừng là một nhiệm vụ quan trọng, mặc dù được quan tâm nhưng có lúc, có nơi còn lơi lỏng để lâm tặc hoành hành. Vì vậy, sự giám sát của người dân, của báo chí đối với công tác chăm sóc bảo vệ rừng rất có ý nghĩa, giúp cho chính quyền và cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, An Nhơn mong rằng các cơ quan báo chí đưa tin khách quan, trung thực, tránh đưa những tin bài phiến diện, thiếu kiểm chứng tạo dư luận không tốt về công tác quản lý bảo vệ rừng, cũng như thực hiện việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; ảnh hưởng đến tâm lý của đồng bào, nhân dân, người trồng rừng ở địa phương; phủ nhận công tác quản lý tại địa phương; ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức chính quyền, chức năng của địa phương; kích động người dân sinh sống trong khu vực này.
PV cùng cán bộ kiểm lâm đến thực địa
Bài liên quan
-
Ban quản lý rừng phòng hộ KR và Doanh nhân Trịnh Thị Cúc
-
Quảng Nam: Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa bảo vệ rừng cho học sinh
-
Ký PPA dự án Nhơn Trạch 3&4 và biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho LNG Quảng Trạch II: Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí
-
Ông Nguyễn Văn Thanh được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Những điểm mới về chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất tại Luật BHXH năm 2024
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Nguyễn Văn B có phạm tội “tàng trữ trái phép súng săn” không?
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận