
Bài toán pháp lý trong thị trường tài chính thay thế Việt Nam
Tài chính thay thế không chờ đợi hành lang pháp lý hoàn thiện mới bắt đầu vận hành theo chuẩn mực. Thực tế, một số doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam đang chứng minh rằng: minh bạch hóa quy trình, chuẩn hóa dữ liệu và kiểm soát rủi ro nội bộ chính là cách thức bền vững nhất để phát triển dài hạn trong một thị trường còn mới mẻ.
Từ vận hành minh bạch đến tín nhiệm thị trường
Trong vài năm trở lại đây, sự chuyển động tích cực từ các doanh nghiệp tài chính thay thế đã tạo ra những tín hiệu mới cho thị trường. Không chỉ các ngân hàng, tổ chức tín dụng truyền thống, mà ngay cả các công ty fintech, các đơn vị kinh doanh lĩnh vực cho vay thay thế (title lending) cũng đang dần chủ động phối hợp với cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05)… Họ thực hiện eKYC, bảo mật dữ liệu khách hàng, phòng chống rửa tiền và kiểm soát rủi ro công nghệ cao.
Trường hợp tiêu biểu như F88, khi chủ động áp dụng các tiêu chuẩn vận hành theo thông lệ quốc tế, tham gia các sáng kiến về dữ liệu lớn và công khai quy trình kiểm soát nội bộ. Chính những hành động cụ thể này đã giúp F88 trở thành một trong số ít doanh nghiệp tài chính thay thế tại Việt Nam được vinh danh tại ALB SE Asia Law Awards 2025 – lọt Top 6 Đội ngũ Pháp chế Tiêu biểu Đông Nam Á trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, sánh vai cùng các tổ chức tài chính lớn như ADB hay Maybank.
Đây không chỉ là câu chuyện của một doanh nghiệp, mà còn là tín hiệu tích cực cho toàn ngành: khi một đơn vị ngoài hệ thống ngân hàng có thể đạt chuẩn quốc tế về pháp chế nội bộ, thì điều đó cho thấy năng lực quản trị rủi ro, tuân thủ tại Việt Nam đang tiệm cận các tiêu chuẩn toàn cầu.
Tư duy đi trước - Lợi thế dài hạn
Thay vì chờ đợi khung pháp luật hoàn thiện mới bắt đầu điều chỉnh vận hành, một số doanh nghiệp tài chính thay thế đã chọn con đường ngược lại: chủ động chuẩn hóa từ bên trong. Đây là tư duy đi trước, giúp họ không chỉ giảm thiểu rủi ro nội tại, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo niềm tin với nhà đầu tư và chuẩn bị cho lộ trình niêm yết trên thị trường vốn.
Trong lĩnh vực tài chính thay thế – nơi rủi ro vận hành, công nghệ và pháp lý luôn hiện hữu – sự chủ động này không chỉ mang lại an toàn cho doanh nghiệp mà còn góp phần định hình một thị trường minh bạch, bền vững hơn.
Thực trạng khung pháp lý
Thị trường tài chính thay thế Việt Nam dù phát triển nhanh, nhưng chưa có hành lang pháp lý đồng bộ. P2P lending vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm có kiểm soát. Các nền tảng fintech lending, ứng dụng vay online chủ yếu dựa vào hợp đồng dân sự, vận hành phân tán và thiếu nhất quán.
Ngay cả title lending – mô hình có cơ sở pháp lý gắn với tài sản bảo đảm – cũng không thể hoàn toàn yên tâm nếu doanh nghiệp không chủ động vận hành theo chuẩn mực kiểm soát rủi ro và tuân thủ quy trình.
Từ thực tế đó, có thể thấy hành lang pháp lý vừa là giới hạn, vừa là cơ hội: giới hạn cho những ai chỉ chờ đợi quy định; nhưng là cơ hội cho những doanh nghiệp sẵn sàng thiết lập chuẩn mực vận hành trước khi luật hóa.
Thị trường tài chính thay thế Việt Nam còn nhiều tiềm năng, nhưng cũng không thiếu thách thức. Minh bạch hóa quy trình, chuẩn hóa vận hành không chỉ là yêu cầu nội tại để quản trị rủi ro, mà còn là cách để xây dựng niềm tin thị trường, tạo dựng nền tảng dài hạn trong một lĩnh vực đang từng bước trưởng thành.
Doanh nghiệp nào dám đi trước, doanh nghiệp đó sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới cho ngành. Và khi hành lang pháp lý hoàn thiện, những đơn vị này sẽ trở thành người dẫn dắt thị trường thay vì chỉ là người theo sau.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2025 những quy định về thẩm quyền của các Tòa án
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Một số quy định mới về tố tụng hình sự
-
Danh sách địa điểm đặt trụ sở chính của 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 355 Tòa án nhân dân khu vực
-
Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp: Giữ vững ''phên dậu'' Tổ quốc!
Bình luận