.jpg)
Đặng Văn P và Huỳnh Ngọc A phạm tội “Vô ý làm chết người”
Sau khi nghiên cứu bài viết “Đặng Văn P và Huỳnh Ngọc A phạm tội gì?” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Giang được đăng trên Tạp chí Tòa án điện tử ngày 21/5/2025, chúng tôi cho rằng, Đặng Văn P và Huỳnh Ngọc A phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 BLHS 2015 với các luận điểm dưới đây.
B đã có hành vi đánh A và ném đoạn cây gỗ trúng vào xe của P, sau đó, nhóm của B điều khiển xe mô tô bỏ chạy và P chở A đuổi theo M và N. Trong lúc P chở A đuổi theo M và N thì A cầm cây sắt dơ lên và hô hoán “ĐM đứng lại”. P đuổi gần đến xe M khoảng 02m-04m thì P nói “Ê tụi bay đứng lại”, M quay mặt lại nhìn, không làm chủ tay lái làm xe lao lên lề đường tự té ngã xe khiến cho M, N bị thương và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Y cấp cứu, đến 02 giờ 45 phút cùng ngày N tử vong.
Khi P chở theo A thì P và A không có mục đích giết M và N, việc N tử vong và M bị thương là do tai nạn ngoài ý muốn của P và A nên P và A không phạm tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.
Đồng thời, P và A cũng không phạm tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 BLHS 2015 vì hành vi của P và A không có “lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp” gây ra thương tích cho M và N.
Quan điểm cho rằng bị cáo P và A phạm tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 318 BLHS 2015 là có cơ sở nhưng do tội này đã bị thu hút vào tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128 BLHS 2015, nên chỉ xử lý bị cáo P và A về tội “Vô ý làm chết người” là hoàn toàn hợp lý.
Cơ sở để xác định bị cáo P và A phạm tội “Vô ý làm chết người” là khi đuổi theo M và N với tốc độ cao thì P và A ý thức được hành vi của mình có thể gây tai nạn giao thông cho M, N hoặc P, A hoặc các phương tiện, người tham gia giao thông khác khi lưu thông trên đoạn đường mà P và A đã đuổi theo M, N; P và N thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người khi xảy ra tai nạn giao thông nhưng P và A do quá tự tin và cho rằng tai nạn giao thông dẫn đến chết người sẽ không xảy ra nên mới thực hiện hành vi đuổi theo M, N với việc điều khiển xe mô tô với tốc độ cao.
Đồng thời, việc làm chết người trong trường hợp này là do lỗi vô ý của bị cáo P, A.
Ngoài ra, trong vụ án này cũng cần xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với M về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 BLHS 2015 vì M đã điều khiển mô tô chở N vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây tai nạn dẫn đến cái chết của N.
TAND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xét xử vụ án "Vô ý làm chết người do sử dụng hình thức bẫy chuột bằng điện lưới" - Ảnh: Minh Đức.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Pháp luật hình sự Việt Nam: 80 năm xây dựng, phát triển và định hướng hoàn thiện trong Kỷ nguyên mới
-
Định tội danh “tham ô tài sản” trong khu vực kinh tế tư nhân: Những vướng mắc từ thực tiễn xét xử và đề xuất hoàn thiện
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
-
Đặng Văn P và Huỳnh Ngọc A phạm tội “Vô ý làm chết người”
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào và Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Bến số 3, Cảng quốc tế Lào – Việt
Bình luận