Doanh nhân Ngô Quý Đức - Người gìn giữ giá trị "làng nghề"
Xuất phát từ tình yêu với những giá trị văn hóa truyền thống, Ngô Quý Đức - chủ nhân của dự án “Về Làng” đã dành hàng chục năm rong ruổi khắp các làng quê, tìm hiểu và ghi chép lại những nét tinh hoa đang dần mai một. Hành trình ấy đã dẫn anh đến với những nghệ nhân cuối cùng của nghề làm mặt nạ giấy bồi, một nghề thủ công độc đáo đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Và anh chính là người được chọn để đưa làng nghề này thoát khỏi mối nguy đó.
Xuất phát từ tình yêu với những giá trị văn hóa truyền thống, Ngô Quý Đức - chủ nhân của dự án “Về Làng” đã dành hàng chục năm rong ruổi khắp các làng quê, tìm hiểu và ghi chép lại những nét tinh hoa đang dần mai một. Hành trình ấy đã dẫn anh đến với những nghệ nhân cuối cùng của nghề làm mặt nạ giấy bồi, một nghề thủ công độc đáo đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Và anh chính là người được chọn để đưa làng nghề này thoát khỏi mối nguy đó.
Vào 20h ngày 07/12/2024, chương trình “Gala Dám Sống 2024 - Những Khung Trời Rực Rỡ” đã được truyền hình trực tiếp trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Đêm gala đã giới thiệu đến khán giả những gương mặt trẻ, họ là những cá nhân mạnh mẽ, lý tưởng, dám đam mê và hiện thực hóa đam mê của chính mình. Mỗi người trẻ mang đến gala một câu chuyện phi thường trên khắp các lĩnh vực và thật đáng mừng, những câu chuyện về bảo tồn truyền thống, văn hoá dân tộc chưa bao giờ ngừng nhận được sự quan tâm từ thế hệ trẻ.
Anh Ngô Quý Đức - chủ nhân của dự án “Về Làng”
Trong khuôn khổ chương trình, nhiều tấm gương điển hình trong hành trình bảo tồn văn hóa đã được chia sẻ, trong số đó có anh Ngô Quý Đức - doanh nhân trẻ kiêm người sáng lập dự án du lịch văn hoá “Về Làng”. Đồng thời, kể từ giây phút sau đêm Gala Dám sống 2024 ấy, anh đã chính thức được biết đến với thêm một tên gọi: “Truyền nhân mặt nạ giấy bồi”, trở thành người được chọn để tiếp nối và bảo tồn nghề làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng còn sót lại giữa lòng phố cổ Hà Nội.
Ngay tại sân khấu “Dám sống 2024”, vợ chồng bà Đặng Hương Lan - những nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi hoàn toàn thủ công cuối cùng của thủ đô đã chia sẻ rằng, làng nghề truyền thống hơn 40 năm của gia đình sẽ được bà tin tưởng truyền lại cho “bạn Đức”. Bởi lẽ, họ cảm nhận được ở chàng trai này nhiệt huyết và niềm đam mê thực sự đối với đồ thủ công mỹ nghệ, điểu mà Ngô Quý Đức đã kiên trì và âm thầm chứng minh qua gần 20 năm cần mẫn học nghề.
Nghệ nhân giấy bồi Đặng Hương Lan trao tặng cho anh Đức chiếc mặt nạ giấy bồi hình trâu (Nguồn ảnh: VTV1)
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, anh nói về cảm giác gắn bó với các nghệ nhân: "Đi đến đâu cũng coi như là mình trở về nhà của mình". Một trong những điều khiến Ngô Quý Đức cảm thấy tự hào nhất chính là mối quan hệ thân thiết mà anh xây dựng được với các nghệ nhân và thợ thủ công ở các làng nghề. Anh không chỉ là người đồng hành mà còn trở thành thành viên trong gia đình của họ. Anh cảm nhận được tình yêu thương và sự quý trọng từ họ, điều này đã tiếp thêm động lực cho anh trong suốt cuộc hành trình.
Câu chuyện của anh Ngô Quý Đức không chỉ là hành trình theo đuổi đam mê, mà còn là minh chứng mạnh mẽ cho tinh thần “Dám Sống” – dám bảo vệ, trân trọng và cống hiến hết mình cho những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận