Hợp đồng vay tiền có bắt buộc phải có biên bản giao nhận tiền vay hay không?
Nguyên đơn kiện đòi nợ, chứng cứ là hợp đồng vay mượn tiền có chữ ký của nguyên đơn và bị đơn. Bị đơn thừa nhận có ký hợp đồng nhưng cho rằng không nhận tiền, vì có biên nhận về việc giao nhận tiền. Đây là tình huống thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quy định tại Điều 463 BLDS năm 2015 thì: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.". Trong hợp đồng vay tài sản thì pháp luật quy định hình thức của giao dịch có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (hoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015) và pháp luật không quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản là điều kiện có hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 117 BLDS năm 2015). Từ những quy định trên có thể thấy rằng hình thức của hợp đồng vay tài sản khá là đa dạng bởi lẽ việc quy định trên xuất phát từ giao dịch vay tài sản là giao dịch thông dụng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống.
Chính việc quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản là đa dạng nên thực tế công tác giải quyết án tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Tòa án đặc biệt là đánh giá chứng cứ hết sức là khó khăn. Ngay cả khi bên cho vay tài sản xuất trình được bản chính hợp đồng vay tài sản và bên vay tài sản cũng thừa nhận có ký vào hợp đồng vay nhưng lại không chấp nhận yêu cầu của bên cho vay tài sản với lý do là bên vay tài sản không có ký biên bản giao nhận tài sản.
Ví dụ một trường hợp như sau:
Vào ngày 21/7/2020 ông A có cho bà B vay số tiền là 40 triệu đồng, khi vay thì hai bên có làm hợp đồng vay tiền, có chữ ký tên và ghi họ tên của bà B, không có ai chứng kiến và không có xác nhận của chính quyền địa phương, thời hạn vay là 4 tháng, hai bên khi vay có thỏa thuận lãi suất là 10%/năm, lãi suất trả hàng tháng, mục đích vay là tiêu dùng. Hết thời hạn vay do bà B không trả tiền vay và lãi suất cho ông A nên ông A khởi kiện bà B ra Tòa án. Tại Tòa án thì bà B trình bày là có ký hợp đồng vay tiền của ông A như biên nhận ông A giao nộp cho Tòa án, tuy nhiên bà B không chấp nhận yêu cầu của ông A vì lý do bà B chưa nhận số tiền vay của ông A theo hợp đồng vay tiền ngày 21/7/2020.
Theo quan điểm của tác giả thì xét thấy bên cho vay và bên vay tiền thừa nhận có lập tờ hợp đồng vay tiền. Tuy nhiên, mặc dù hai bên có không có làm biên bản giao nhận tiền vay nhưng theo tập quán giao dịch vay tiền trong đời sống thì việc vay tiền không nhất thiết phải có biên nhận giao nhận tiền vay. Trong trường hợp bên vay không có nhu cầu vay tiền của bên cho vay nữa thì bên vay phải thu hồi tờ hợp đồng vay tiền hoặc có tài liệu, chứng cứ chứng minh rằng hai bên sẽ thực hiện nghĩa vụ giao nhận tiền sau khi ký kết tờ hợp đồng vay tiền. Do bên vay không có tài liệu, chứng cứ chứng minh rằng việc các bên thỏa thuận việc giao nhận tiền vay sau khi ký kết hợp đồng vay tiền và bên vay không thu hồi bản chính tờ hợp đồng vay tiền đã ký với bên cho vay. Vì vậy, tác giả cho rằng việc yêu cầu khởi kiện của ông A là có cơ sở chấp nhận mặc dù các bên không có lập biên bản giao nhận tiền vay.
Trên đây là quan điểm của Tác giả, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.
Bài liên quan
-
Hợp đồng vay tiền không bắt buộc phải có biên bản giao nhận tiền vay
-
Lập hợp đồng vay tiền giả tạo, nhờ người thế chấp nhà đất để vay tiền Ngân hàng ?
-
Vụ án tranh chấp hợp đồng vay tiền - Cần phân biệt từng trường hợp cụ thể để có hướng giải quyết
-
Đánh giá chứng cứ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tiền khi chỉ có giấy vay tiền
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận