Khai mạc Hội nghị lấy ý kiến của các TAND phía Bắc đối với Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
Sáng 3/7, TANDTC khai mạc Hội nghị Lấy ý kiến của các TAND phía Bắc đối với Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì.
Dự hội nghị có ông Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng; ông Hoàng Văn Liên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ban ngành trung ương.
Về phía TANDTC có các Phó Chánh TANDTC: Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Văn Tiến; các thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Trợ lý, Thư ký Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án TANDTC; lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC khu vực Hà Nội; Thành viên tổ giúp việc, Nhóm xây dựng Dự thảo Luật.
Cùng dự còn có lãnh đạo TAQS TW, TANDCC tại Hà Nội, TAND TP Hà Nội, Hải Phòng, đại diện lãnh đạo một số TAND địa phương, TAQS cấp quân khu.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra mục tiêu “hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” mà trọng tâm là “đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án. Đây là những vấn đề lớn, cần được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Tòa án xứng tầm là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu khai mạc hội nghị
Bên cạnh đó, kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cho thấy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp trong tình hình mới như: Nhận thức về vị trí, vai trò của Tòa án là “cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp” chưa thực sự phù hợp, thống nhất, dẫn tới việc xác định chưa đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; Các Toà án về cơ bản chưa hoàn toàn được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử; Việc quy định số lượng Thẩm phán và ngạch Thẩm phán tại từng cấp Tòa án gây khó khăn trong việc phân bổ biên chế, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán; Chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia chưa thực sự phù hợp; Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với các chức danh tư pháp chưa tương xứng với tính chất nghề nghiệp, chế độ trách nhiệm pháp lý; chưa có thiết chế và cơ chế pháp lý đầy đủ để xây dựng và triển khai Tòa án điện tử; Chưa có cơ chế hiệu quả bảo vệ cho các Thẩm phán; Cơ chế phân bổ, phê duyệt ngân sách cho Tòa án còn bất cập.
Chính vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND với mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động hợp lý, khoa học hơn so với hiện nay là một đòi hỏi khách quan.
Theo Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Luật trong phiên họp tháng 9/2023; Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật tại kỳ họp thứ kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Như vậy, thời gian để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật không còn nhiều. Đây là đạo luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách của các Tòa án, có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm thực hiện tốt quyền tư pháp mà Quốc hội đã giao cho Tòa án nhân dân.
Ông Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cho biết, trong những năm qua Hải Phòng luôn phấn đấu trở thành thành phố đi đầu cả nước trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GDP đứng đầu các thành phố trực thuộc trung ương, nâng cao đời sống người dân, quốc phòng an ninh được đảm bảo, công tác xây dựng đảng có nhiều đổin mới và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ông Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng phát biểu tại hội nghị
Thành phố Hải Phòng chứng kiến nhiều thành tựu của hệ thống Toà án điển hình như tỉ lệ án huỷ sửa ngày càng giảm, tranh tụng tại Toà án được tăng cường theo tính thực chất, công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực được đẩy mạnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét xử giúp tăng tính thuận tiện, giảm chi phí cho người dân. Thay mặt lãnh đạo Thành phố Hải Phòng, ông Lê Tiến Châu chúc mừng các thành tựu mà hệ thống Toà án đã đạt được trong thời gian qua.
Tại hội nghị, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung thảo luận, phát biểu ý kiến, đặc biệt là các vấn đề lớn mà TANDTC đã gợi ý và các vấn đề khác như về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án; Hội đồng tư pháp quốc gia; tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ chính sách đối với Thẩm phán; Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Hội thẩm; các quy định về tổ chức xét xử và bảo đảm hoạt động của Tòa án.
Toàn cảnh hội nghị
Bài liên quan
-
Hoàn thiện một số quy định của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự
-
Một số ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự
-
Hoàn thiện một số quy định của dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú
-
Chi phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận