Kiểm soát xung đột lợi ích để phòng chống tham nhũng
Sáng 12/12/2024 tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích để phòng, chống tham những trong khu vực công – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”.
Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ và nâng cao năng lực thực thi công ước Phòng, chống tham nhũng của LHQ tại Việt Nam do UNDP tại Việt Nam và Cơ quan phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế hỗ trợ.
Quang cảnh Hội thảo
Đồng chủ trì Hội thảo có ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Ryan McKean, Giám đốc cơ quan Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật Quốc tế tại Hà Nội; ông Patrick Haverman, Phó Đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có hơn 60 đại biểu là đại diện các cơ quan, đơn vị của Ban Nội chính Trung ương và Đại diện Ban Nội chính một số tỉnh thành; đại diện Văn phòng Quốc hội; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; đại diện Trường Đại học Luật, Đại học Kiểm sát; Đại học Tài chính – Ngân hàng cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Tư pháp.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết: Việc cải cách thể chế và hoàn thiện pháp luật là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt coi trọng việc phòng chống tham nhũng. Tham nhũng lãng phí không chỉ làm suy yếu niềm tin của người dân mà còn là rào cản lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Một hướng đi quan trọng thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong công cuộc phòng chống tham nhũng (PCTN) là tham gia thành viên của Công ước phòng chống tham nhũng (UNCAC) và thực hiện đầy đủ các quy định, cam kết của UNCAC. Thời gian qua, UNCAC đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho Việt Nam trong việc tiếp tục cải thiện các chính sách PCTN, trong đó có hoàn thiện cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, hoàn thiện các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích và triển khai thực hiện nghiêm túc. Qua đó đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh PCTN. Khung pháp lý chung về kiểm soát xung đột lợi ích của Việt Nam đã tương đối đầy đủ và được quy định trong một số luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích chưa đáp ứng đầy đủ và chặt chẽ, chưa tạo được cơ chế đồng bộ về kiểm soát xung đột lợi ích; quy định về phát hiện và xử lý xung đột lợi ích còn có điểm chưa hợp lý; chế tài đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát xung đột lợi ích chưa rõ ràng, cơ chế giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm chưa nghiêm...
Do vậy, việc nghiên cứu, so sánh để đưa ra các khuyến nghị về chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích để PCTN trong khu vực công tại Việt Nam theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Các đại biểu dự hội thảo.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho rằng: Việc tổ chức hội thảo “Cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích để phòng, chống tham nhũng trong khu vực công - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” là cơ hội tốt để các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thiết thực giúp cho Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan hữu quan của Việt Nam có thêm thông tin, cơ sở tài liệu để nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công tác tham mưu, hoạch định chính sách.
Ông Nguyễn Thanh Hải tin tưởng với sự tham gia tích cực của các chuyên gia có uy tín trong nước và quốc tế, cũng như sự quan tâm và chia sẻ ý kiến của các quý vị đại biểu, hội thảo sẽ đem lại những kết quả rất thiết thực.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã lắng nghe báo cáo của nhóm nghiên cứu về cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích để phòng, chống tham nhũng trong khu vực công – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu do TS Phạm Thị Trang, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế - Quốc tế, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội làm trưởng nhóm. Cùng thành viên là chuyên gia tư vấn soạn thảo pháp luật phát triển chính sách và nhân quyền và các tiến sĩ từ Trường Đại học Thái Nguyên.
TS Trần Thùy Linh, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày nội dung báo cáo tại Hội thảo
Báo cáo nghiên cứu gồm chính sách và pháp luật của Việt Nam về kiểm soát xung đột lợi ích. Thực trạng thực thi các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Các quy định, khuyến nghị của UNCAC và kinh nghiệm của một số quốc gia nước ngoài là Đức, Australia và Singapore.
Báo cáo nghiên cứu đã đề xuất một số chính sách cho Việt Nam như: Mở rộng nội hàm khái niệm xung đột lợi ích để có thể bao quát được các tình huống có thể xảy ra, làm căn cứ cho việc xử lý. Tăng cường công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng đối với những vị trí công tác nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, hoàn thiện các quy định về công khai tài sản, thu nhập.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích. Ban hành những hướng dẫn cụ thể để cán bộ công chức có thể hiểu chính xác, cặn kẽ các tình huống xung đột lợi ích, ban hành quy tắc ứng xử của công chức,…
Tại Hội thảo, các đại biểu là chuyên gia đã phát biểu, nhận xét, đóng góp ý kiến cho báo cáo.
Các chuyên gia nhận xét, đóng góp ý kiến cho báo cáo
Các ý kiến nhận xét đều đồng tình và khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với công cuộc PCTN ở Việt Nam. Nội dung, hình thức của báo cáo được trình bày mạch lạc, logic, thuyết phục, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính bền vững,…
Để tiếp tục hoàn thiện báo cáo nghiên cứu, các đại biểu cũng đưa ra ý kiến đóng góp, đề nghị nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu cân nhắc một số vấn đề về nội dung, hình thức, kết cấu của báo cáo.
Bài liên quan
-
Kế hoạch triển khai thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật
-
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
-
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan kiểm toán cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn
-
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận