Mẹo sát hạch GPLX: Liều “thuốc độc” trong an toàn giao thông!
Kỳ 3: Mẹo sát hạch GPLX thuộc trách nhiệm của ai
Khi phát hiện có những cuốn sách mẹo 600 câu lý thuyết trong sát hạch giấy phép lái xe, nhận thấy đây là vấn đề rất nguy hiểm trong an toàn giao thông, cần sớm có biện pháp ngăn chặn, để chấm dứt tình trạng người lái xe được cấp giấy phép lái xe nhưng vẫn...“mù luật”; Tưởng rằng, Cục Đường bộ qua đó mà tìm ra giải pháp ngăn chặn, nhưng không!
Tổng Cục Đường bộ có trách nhiệm gì?
“Mẹo” sát hạch GPLX, mới nghe như một công trình nghiên cứu để giúp người sát hạch, nhưng về bản chất thì đây có thể coi là một “thủ đoạn” tinh vi giúp người sát hạch đối phó với các đợt sát hạch lý thuyết. Một vị cán bộ làm công tác đào tạo sát hạch GPLX chia sẻ: Bộ 600 câu hỏi là do Bộ Giao thông vận tải cho phép lưu hành, nhưng do cơ quan chuyên môn chủ trì soạn thảo nên lãnh đạo Bộ có thể không phát hiện kịp thời, mà qua quá trình lưu hành, áp dụng và phát sinh kiểu học mẹo thì mới phát hiện ra dấu hiệu có sự sắp đặt đáp án.
Trước khi loạt bài được đăng trên tapchitoaan.vn, đại diện nhóm tác giả có liên hệ với bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Cục trưởng Cục Đường bộ, thì được bà Phan Thị Thu Hiền hướng dẫn liên hệ với ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng quản lý Vận tải - Phương tiện và người lái. Trong nội dung trả lời phóng viên, ông Lương Duyên Thống cho biết:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) đã biên soạn bộ 600 câu hỏi sát hạch lý thuyết. Bộ câu hỏi cũng được nghiên cứu, biên soạn dựa trên các bộ câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe của Nhật Bản, Đức, Singapore, Canada, Hoa Kỳ…đã được các cơ quan: Hội An toàn giao thông Việt Nam, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các đơn vị tham mưu của Bộ Giao thông vận tải và các Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng và ban hành.
Trên cơ sở góp ý của các đơn vị, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn thiện, báo cáo và được Bộ GTVT cho phép ban hành bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại Quyết định số 193/QĐ-TCĐBVN ngày 22/01/2020. Đồng thời có văn bản hướng dẫn các Sở GTVT, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe triển khai thống nhất trên toàn quốc.
Một “thầy giáo” đang gieo rắc “thuốc độc” cho học viên sát hạch GPLX
Khi hỏi về dấu hiệu có sự sắp đặt đáp án trong bộ 600 câu hỏi để tạo ra “Mẹo” chọn đáp án trong hầu hết 600 câu hỏi, ông Lương Duyên Thống khẳng định: Việc sắp xếp đáp án cho từng câu hỏi hoàn toàn ngẫu nhiên. Việc “học mẹo, học tủ” này hoàn toàn do chủ đích của giáo viên tìm tòi trong quá trình nghiên cứu bộ câu hỏi. Việc xây dựng, ban hành Bộ 600 câu hỏi được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, là công sức của tập thể và nhiều cá nhân tham gia. Tập thể và cá nhân tham gia biên soạn không có liên hệ và cũng không có mục đích để giúp người dạy và người học thực hiện học vẹt, học tủ để đạt kết quả cao.
Không chỉ có bộ 600 câu hỏi lý thuyết sát hạch GPLX ô tô, mà cả 200 hỏi lý thuyết sát hạch GPLX hạng A1 cũng có “Mẹo”.
Ông Trưởng phòng khẳng định có vội vàng?
Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng phân tích: Nếu là ngẫu nhiên thì liệu có sự vô tình nào kỳ diệu đến mức 600 câu hỏi đều tìm ra “mẹo” để lựa chọn đáp án? Và sự ngẫu nhiên ở đây còn kỳ diệu hơn là có nhiều câu (gọi là cụm câu hỏi) lại được “tìm ra” mẹo chọn đáp án giống nhau? Cụ thể như các câu 18-20-22-26-30-209 có cùng một ký hiệu nhận biết cách chọn đáp án giống nhau. Tương tự, các cụm câu hỏi:
21-25-27-33-37-39-43-44-45-46-48-50-51-52-53-91;
77-86-93-101-105-122;
144-165-213-259-265;
220-221-222-231-232-245-251-260... thì mỗi cụm câu hỏi đều có chung một ký hiệu nhận diện cách chọn đáp án giống nhau. Theo tổng hợp các tài liệu đang lan truyền về “mẹo” 600 câu lý thuyết thì chỉ có 7 (chiếm 0,01%) câu không nằm trong quy luật sử dụng “mẹo”. Với lời khẳng định của ông Lương Duyên Thống, có lẽ nào nhiều cá nhân tham gia soạn 593 câu hỏi là có chung ý tưởng một cách ký diệu như vậy?
“Để khẳng định có hay không việc sắp đặt đáp án trong 593 câu hỏi để người dạy và người học có được ký hiệu nhận diện cách chọn đáp án như vậy, Bộ GTVT cần đề nghị cơ quan Công an vào cuộc làm rõ dấu hiệu bất thường này, Theo tôi thì ông Trưởng phòng quản lý Vận tải - Phương tiện và người lái đưa ra lời khẳng định như vậy là rất chủ quan và quá vội vàng” - Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng nếu quan điểm.
Trần ngập tài liệu dạy học “Mẹo” được các “thầy” sao chép, soạn thảo, in ấn trái phép để bán kiếm lời.
Ở một diễn biến khác, đại diện nhóm tác giả đã liên hệ với ông Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG), để được gửi phản ánh đến UBATGTQG về dấu hiệu bất thường trong việc sắp xếp đáp án của bộ 600 câu hỏi lý thuyết. Mặt khác, với sự tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông bởi cách học “mẹo” của người tham gia sát hạch, để đối phó với những kỳ sát hạch và được cấp GPLX, thì cơ quan có chức trách càng phải nêu cao trách nhiệm trong việc ngăn chặn, đẩy lùi...
Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ UBATGTQG.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận