Nghệ An: Giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại “Bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng”
Những năm gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm tại các “Bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng” như đám cưới, đám giỗ, ma chay,... trên địa bàn cả nước diễn ra khá nhiều. Có những vụ ngộ độc tập thể được ghi nhận lên tới hàng trăm người phải nhập viện điều trị.
Trên địa bàn Nghệ An cũng đã ghi nhận một số vụ ngộ độc ở loại hình này, tuy chưa có vụ ngộ độc lớn xảy ra nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn thực phẩm và hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có loại hình “Bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng”, Sở Y tế Nghệ An đã ban hành Tài liệu Hướng dẫn giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Ngọc Quy – Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Nghệ An tại buổi tập huấn.
Để triển khai thực hiện, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp phòng Y tế xây dựng mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 01 xã, phường, thị trấn làm mô hình thí điểm. Trong tháng 6/2020, tổ chức 21 lớp tập huấn với sự tham gia 1.290 người là thành viên Tổ giám sát tuyến huyện, tuyến xã về nội dung. Tham gia tập huấn các thành viên sẽ được phổ biến, hướng dẫn quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm tại bữa cỗ, cách lựa chọn thực phẩm và hướng dẫn test nhanh về an toàn thực phẩm,…
Khác với các mô hình an toàn thực phẩm đã được triển khai khác, Mô hình giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng có sự tham gia của các cấp chính quyền, đặc biệt tham gia trực tiếp của cán bộ xã, thôn xóm như: Công chức theo dõi công tác an toàn thực phẩm, chuyên trách an toàn thực phẩm, Xóm trưởng, Bí thư chi bộ xóm, Hội trưởng Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,… trong việc vận động nhân dân đăng ký giám sát an toàn thực phẩm khi tổ chức các bữa cỗ đông người dự tại gia đình và cộng đồng . Tuy nhiên, để Mô hình đi vào hiệu quả, việc tuyên truyển, vận động gia đình, cá nhân có tổ chức bữa cỗ tập trung đông người tự nguyện phối hợp cùng địa phương là vấn đề quan trọng, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và sẵn sàng phối hợp với Tổ tư vấn khi được giám sát.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp phòng Y tế xây dựng mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 01 xã, phường, thị trấn làm mô hình thí điểm.
Đồng thời, trong năm 2020, Chi cục sẽ tiếp tục duy trì những kết quả ở các mô hình điểm đã được công nhận; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng mô hình điểm “Bếp ăn tập thể, nhà hàng trong khách sạn đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; triển khai xây dựng thêm 1 số mô hình mới, tập trung lớn ở tuyến huyện, đặc biệt là xây dựng mô hình ở các trường mầm non, trường có bếp ăn bán trú để phòng ngừa ngộ độc tập thể ở các trường học.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận