Phòng ngừa tội phạm ma túy trong tiến trình hội nhập quốc tế

Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề có tính toàn cầu và đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội phạm – trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này.

I.NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG PHÁP LUẬT, CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TÚY  

Tinh thần chủ động trong phòng ngừa các tội phạm về ma túy đã được thể hiện tại các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị và đặc biệt tại Chỉ thị 06 /CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy; Chỉ thị số 21 ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, chiến lược quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030  do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27 tháng 6 năm 2011, các kế hoạch chương trình hành động cụ thể về ma túy: Các chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 1998- 2000, giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn 2006 – 2010, giai đoạn 2011- 2015 liên tục được xây dựng và triển khai thực hiện, tổng kết trên phạm vi toàn quốc.

Dưới góc độ lập pháp, chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy (TPVMT) ở nước ta luôn thể hiện tính nghiêm khắc. Nếu như trong BLHS năm 1985, trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy chỉ được quy định ở 3 Điều luật thì đến BLHS năm 1999 các TPVMTđã được quy định tại một chương riêng (chương XVIII) với 10 tội danh khác nhau. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về ma túy tại Chương XX của BLHS  gồm 13 điều luật, so với BLHS năm 1999, tăng thêm 3 điều luật (từ Điều 247 – Điều 259. Trước diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy và các hành vi phạm tội về ma túy , Luật phòng chống ma túy cũng đã được quốc hội Khóa X sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 30/6/2008.  Các hành  vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến ma túy được  điều chỉnh bởi Luật Phòng  chống ma túy năm 2000.

BLHS 2015 đã được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung , đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống ma túy hiện nay như: quy định hình phạt nghiêm khắc với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu và giảm nhẹ đối với những đối tượng vận chuyển thuê, những người bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội: bỏ hình phạt tử hình ở các tội tàng trữ trái phép chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy; một số lọai ma túy mới như Methamphetamine, Amphetamine, MDMA cũng được bổ sung cụ thể vào các điều luật.

Luật phòng chống ma túy xác định công tác phòng chống ma túy không phải là của riêng lực lượng chức năng mà là “trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội”; “ Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý”.

II.THỰC  TRẠNG TỘI PHẠM MA TÚY VÀ KẾT  QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA

 1.Thực trạng tội phạm ma túy thời gian qua

Tội phạm về ma túy chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm được xét xử trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Sơn La, Nghệ An…

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tính đến ngày 31/12/2015 tổng số vụ phạm tội nhóm tội phạm về ma túy là 16.998 vụ với 21.870 bị cáo. Theo thống kê chung, số người nghiện ma túy ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, hiện có 204.377 người nghiện có hồ sơ quản lý gồm đủ các thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp trong xã hội. Trong khi đó, thực tế hiệu quả công tác cai nghiện rất thấp. Số lượng người nghiện tăng kéo theo sự phát sinh, phát triển của các điểm, tụ điểm, ổ, nhóm bán lẻ chất ma túy tại các địa bàn cũng như tình trạng tổ chức sử dụng và sử dụng ma túy tại các điểm kinh doanh có điều kiện như quán bar, vũ trường, nhà nghỉ, khách sạn, nhất là ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sơn La, Nghệ An…), các vùng ven đô thị, các khu công nghiệp… gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2.Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy

Theo số liệu thống kê của C47 Bộ Công an trung bình 10 năm trở lại đây, mỗi năm tội phạm về ma túy xuyên quốc gia đã bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ trên phạm vi toàn quốc hơn 9.000 vụ, với gần 18.000 đối tượng, thu giữ 10.000kg heroine, hơn 9 tấn nhựa cần sa, 30.000 viên methamphetamne, 130.000 viên ma túy tổng hợp các loại, 115 khẩu súng các loại, cùng nhiều tài sản khác giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Trong khi đó, năng lực đấu tranh phòng, chống tội phạm này của các cơ quan chuyên trách nói riêng, của cả hệ thống chính trị ở địa phương nói chung còn những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các luật có liên quan về phòng chống loại tội phạm này đã bộc lộ một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống các loại tội phạm này trong thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm ra các biện pháp hiệu quả để đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy, trong đó có việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về mặt thể chế  cũng như cơ chế áp dụng pháp luật và giải pháp tổ chức thi hành pháp luật trên thực tế trong lĩnh vực này là cần thiết và cấp bách.

Các hình thức cai nghiện cũng được mở rộng: bên cạnh hình thức cai nghiện bắt buộc tập trung còn có biện pháp sử dụng thay thế có kiểm soát bằng Methadone, các hình thức cai nghiện khác theo quy định được xã hội hóa. Sau khi cai nghiện trở về cộng đồng, người đã cai nghiện được tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện.

Thời gian tới, với xu thế hội nhập và phát triển nói chung, tội phạm ma túy được dự báo sẽ tiếp tục hoạt động với những phương thức thủ đoạn mới tinh vi hơn, táo bạo hơn; chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để che giấu hoạt động phạm tội cũng như đối phó lại lực lượng chức năng. Do đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy sẽ tiếp tục cam go, phức  tạp và quyết liệt công tác này đạt được hiệu quả, đáp ứng được những mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa, ranh giới giữa đối tác và đối t­ượng đan xen rất khó phân biệt. Tội phạm ma tuý có điều kiện thâm nhập vào các khu kinh tế, khu chế xuất, các doanh nghiệp liên doanh có vốn nư­ớc ngoài để sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Các loại ma tuý mới, nhất là ma tuý tổng hợp dễ có điều kiện thâm nhập vào Việt Nam thông qua hợp tác đầu t­ư kinh tế, văn hoá, giáo dục,  đặc biệt lối sống thực dụng, tha hoá, tiềm ẩn nguy cơ tình trạng sử dụng ma tuý tổng hợp trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có nguy cơ gia tăng. Những biến động phức tạp của tình hình an ninh chính trị trên thế giới và khu vực tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến an ninh trật tự của nư­ớc ta, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xuất hiện những yếu tố mới tác động tiêu cực đến an ninh chính trị nội bộ, làm cho khả năng kiểm soát, ngăn chặn tội phạm ma túy rất khó khăn. Trình độ, tư­ duy nghiệp vụ, pháp luật, tin học, khả năng ngoại ngữ, phương pháp làm việc,… của một bộ phận cán bộ chiến sĩ lực l­ượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ch­ưa đáp ứng đ­ược yêu cầu của nhiệm vụ công tác phòng chống tội phạm về ma túy trong tình hình mới.

III.NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TÚY

Để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm ma túy trong tiến trình hội nhập quốc tế, theo chúng tôi cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

– Một là; Tập trung điều tra cơ bản nắm thật chắc tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo cho đ­ược tình hình tội phạm ma tuý trong n­ước, trong khu vực và trên thế giới; đặc biệt chú ý vào các khu vực biên giới, cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các liên doanh có sử dụng nhiều loại tiền chất.

– Hai là; Đổi mới t­ư duy nghiệp vụ, điều chỉnh ph­ương thức hoạt động, ph­ương pháp công tác, đổi mới chủ tr­ương, đối sách cho phù hợp với tình hình mới, theo đó cần nhận thức rõ: phòng chống tội phạm ma túy trong xu thế hội nhập sẽ không thể áp dụng các biện pháp kiểm tra cấm đoán nh­ư tr­ước đây; phòng chống tội phạm về ma túy phải phục vụ có hiệu quả cho hội nhập và phát triển; phải có cách ứng xử linh hoạt cả về nhận thức, tổ chức hoạt động và có đối sách với mục tiêu cao nhất phục vụ cho nền kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nư­ớc trên thế giới và trong khu vực, ngăn chặn không cho tội phạm về ma túy lợi dụng hoạt động.

Đổi mới, nâng cao chất lư­ợng các mặt công tác nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; đổi mới trong việc xác định đối tượng đấu tranh để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, kiểm tra, giám sát phân công, phân cấp cho phù hợp với biên chế tổ chức. Cần phân biệt rõ ranh giới giữa đối tác và đối t­ượng không để sót lọt, nhưng cũng không làm cản trở, ảnh hư­ởng đến tiến trình hội nhập. Việc thực hiện luật cư­ trú, qui định miễn thị thực nhập cảnh cho ng­ười Việt Nam ở nước ngoài khi vào Việt Nam không thể áp dụng biện pháp cấm nhập, cấm xuất như­ tr­ước đây để ngăn cản mà phải áp dụng các biện pháp quản lý để chú ý kiểm tra khi xuất, nhập cảnh. Đổi mới trong các phương pháp chiến thuật nghiệp vụ bắt giữ. Đổi mới nhận thức trong việc phối hợp điều tra các vụ án, chuyên án ma tuý lớn có liên quan với Cảnh sát chống ma tuý các n­ước trong khu vực và trên thế giới.

– Ba là; Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện điều tra, xử lý các loại tội phạm ma tuý và kiểm soát tiền chất. Tăng cường quan hệ phối hợp liên ngành Công an – Hải quan – Biên phòng – Cảnh sát Biển trên 3 tuyến biên giới và khu vực trọng điểm để kiểm soát và ngăn chặn, bắt giữ  ma tuý ở các cửa khẩu, biên giới, bến cảng, sân bay và trên biển. Tập trung lực l­ượng đấu tranh chống tội phạm ma tuý ở các cụm địa bàn trọng điểm; thư­ờng xuyên mở các đợt cao điểm tấn công bóc gỡ các đường dây, triệt xoá các tụ điểm sử dụng, tổ chức sử dụng và buôn bán lẻ ma tuý. Không để hình thành các cơ sở sản xuất điều chế ma tuý dư­ới bất cứ hình thức nào, kể cả ở khu vực biên giới Việt nam với các n­ước láng giềng.

– Bốn là; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà n­ước trong phòng chống ma tuý. Tăng cường kiểm soát tiền chất, tổ chức nghiên cứu, tổng kết công tác quản lý tiền chất ma tuý nhằm kiến nghị bổ sung, sửa đổi những quy định có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu, tồn trữ và quản lý tiền chất ma tuý; xây dựng quy chế phối hợp hoặc thông tư­ liên tịch giữa Bộ Công an với Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính trong việc phối hợp quản lý và kiểm soát các loại tiền chất.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác cai nghiện ma tuý, công tác thay đổi cây trồng ở vùng còn tái trồng cây có chất ma tuý;  quản lý Nhà nước trong công tác xuất nhập cảnh, tập trung kiểm tra đối tượng nghi vấn khi xuất, nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp của người nước ngoài mua bán, vận chuyển ma tuý; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm mà đối tượng ma tuý thường lợi dụng.

– Năm là; Tăng c­ường công tác hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý. Tiếp tục phát triển quan hệ với lực l­ượng phòng chống ma tuý các nước có chung đ­ường biên giới, các nư­ớc tiểu vùng sông Mê Kông, đa dạng hoá công tác phòng chống ma tuý với các n­ước, các tổ chức Interpol, Aseanpol… nhất là những nư­ớc là bạn bè truyền thống, các nước có kinh nghiệm trong công tác phòng chống ma tuý.

Thực hiện đầy đủ các quy định Việt Nam đã ký cam kết với UNDCP và các nư­ớc trong công tác phòng chống ma tuý; không để các thế lực thù địch lợi dụng vu khống, can thiệp từ công tác phòng chống ma tuý sang an ninh chính trị, nhất là ở các khu vực đang phức tạp về vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Tăng cư­ờng phối hợp với các n­ước trong điều tra để bóc gỡ để các đường dây buôn bán ma tuý; chấp hành nghiêm các qui định của pháp luật và của Bộ Công an trong bắt, tạm giữ, tạm giam và khám xét các đối t­ượng đặc biệt. Mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo, huấn luyện; tổ chức các đoàn nghiên cứu và học tập kinh nghiệm; tổ chức lực l­ượng và triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm ma tuý ở sân bay, cảng biển, đ­ường hàng không, b­ưu điện.

Sáu là; Tăng cường vai trò tổ chức chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đối các lực lượng đơn vị cơ sở trong đấu tranh chống tội phạm về ma túy.Tội phạm về ma túy hoạt động xuyên quốc gia thường có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp liên quan đến nhiều quốc gia. Do vậy cần có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đối với đơn vị nghiệp vụ các địa phương.

 Bảy là; Nghiên cứu, tổng kết tình hình phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống tội phạm về ma túy. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý mang tính đặc thù cao, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần nghiên cứu, tổng kết tình hình và công tác phòng ngừa, đấu tranh, tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ, nguyên nhân điều kiện, sự gia tăng của các loại tội phạm ma tuý có yếu tố nước ngoài, công tác tổ chức khám xét, bắt giữ tội phạm về ma túy để phổ biến kinh nghiệm đấu tranh, có đề xuất bổ sung, sửa đổi về pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy trình hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh.

– Tám là; Tăng cư­ờng, củng cố lực lư­ợng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma tuý đủ năng lực, điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước đào tạo huấn luyện để đội ngũ cán bộ chiến sỹ giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ đáp ứng có hiệu quả trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

– Chín là; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động phòng chống tội phạm về ma tuý có tổ chức xuyên quốc giaNghiên cứu xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đấu tranh chống tội phạm về ma tuý và quản lý tiền chất phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi bổ sung BLHS, BLTTHS, Luật Phòng chống ma tuý; Luật Hành chính, Pháp lệnh Tổ chức điều tra Hình sự… làm căn cứ pháp lý xử lý vi phạm và tội phạm. ký kết các hiệp ­ước, nghị định trong phối hợp điều tra tội phạm về ma túy và dẫn độ tội phạm ma tuý,… Xây dựng thông t­ư liên ngành trong sử dụng ma tuý hợp pháp; ma tuý có kiểm soát; trong việc rửa tiền do tội phạm về ma túy.Tiếp tục thể chế hoá công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia thành pháp luật quốc gia. Xây dựng, hoàn thiện một số đạo luật như luật chống rửa tiền, luật tịch biên tài sản do phạm tội mà có, luật kiểm soát tiền tệ… Tiếp tục ký các Hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm với các nước, quốc gia trọng điểm như Úc, Mỹ, Canada, Nhật Bản…

BÙI THỊ PHƯƠNG QUỲNH (Khoa Luật – Trường Đại học Vinh)