Q va G phạm tội Giết người

Qua nghiên cứu bài viết của tác giả Dương Đình Mạnh về xác định tội danh đối với Q và G phạm tội “Giết người” hay tội “Cố ý gây thương tích” tôi đồng tình với quan điểm thứ 2.

Để xác định Q phạm tội “Giết người” trước tiên cần xác định Q dùng khúc gỗ là hung khí nguy hiểm đánh liên tiếp vào vùng đầu H (là vùng trọng yếu trên cơ thể của con người có thể dẫn đến tử vong), nếu như không có người can ngăn thì Q và G chưa chắc đã dừng lại và việc dùng khúc gỗ liên tiếp đánh H rất dễ có thể gây tử vong đối với H hoặc nếu H sau khi bị đánh không được cấp cứu kịp thời cũng sẽ có thể bị tử vong. Cường độ tấn công của Q và G là rất quyết liệt; Q và G hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả H có thể tử vong nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng của H; hành vi của Q thể hiện sự côn đồ, hung hãn, quyết liệt, coi thường tính mạng người khác; H không chết là ngoài ý thức, mong muốn chủ quan của Q.

Q và H trước đó không có mâu thuẫn gì với nhau, chỉ vì sau khi hát karaoke ra về do đi nhanh, thấy xe công nông do H điều khiển cùng chiều phía trước đang chuyển hướng sang phần đường bên trái; Q xử lý không kịp đã trượt ngã; dẫn đến nhưng Q chửi H sau đó quay lại quán hát gọi G cùng đi tìm H để đánh. Điều thể hiện sự côn đồ và hung hãn của Q muốn thực hiện hành vi đánh H đến cùng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu Án lệ số 17/2018/AL và Án lệ số 47/2021/AL thì có đủ căn cứ để xét xử Q và G phạm tôi Giết người, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định tại điểm n khoản 3 Điều 134 BLHS.

 

 

ThS. ĐỖ THANH XUÂN (Tòa án quân sự Khu vực Thủ đô Hà Nội)

Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đã tiến hành xét xử bị cáo Phan Văn Tân bị truy tố về tội Giết người và Cố ý gây thương tích- Ảnh: Thi Loan