Tranh chấp giữa Công ty A và ông B là tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Thẩm quyền giải quyết của TAND thành phố H
Sau khi nghiên cứu bài viết “Công ty khởi kiện yêu cầu giám đốc hoàn trả tiền và bồi thường thiệt hại, thẩm quyền giải quyết?” của tác giả Phạm Minh Tiến đăng ngày 01/7/2024, tôi đồng ý với quan điểm thứ ba, cũng là quan điểm của tác giả.
Tranh chấp giữa Công ty A và ông B là tranh chấp về kinh doanh, thương mại, cụ thể là tranh chấp giữa công ty với người quản lý (giám đốc) trong công ty cổ phần liên quan đến việc hoạt động của công ty cổ phần. Bởi lẽ, tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Theo đó ông B được Công ty A bổ nhiệm làm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Chính vì vậy, ông B được xác định là người quản lý doanh nghiệp thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định, mặc dù việc ký kết được xác định thông qua hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì ông B vẫn là người quản lý của doanh nghiệp và là người đại diện theo pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến hoạt động trong phạm vi quyền hạn của mình. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý doanh nghiệp ông B đã có động cơ vụ lợi cá nhân, đã thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại cho Công ty A.
Cụ thể, ông B đã có hành vi rút tiền của Công ty A dưới hình thức duyệt ký tạm ứng cho bản thân trái với quy định của pháp luật với tổng số tiền là 5 tỷ đồng. Khi tạm ứng, ông B chỉ có phiếu đề nghị tạm ứng, không cung cấp các hồ sơ, tài liệu thể hiện mục đích tạm ứng. Ông B không sử dụng số tiền tạm ứng đã rút vào mục đích kinh doanh của Công ty A, mà dùng để trả phục vụ cho mục đích cá nhân.
Bên cạnh đó, trong đơn khởi kiện cũng như các tài liệu chứng cứ kèm theo mà Công ty A cung cấp có các tài liệu chứng minh ông B là Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật, thành viên HĐQT của Công ty A (bao gồm cả hợp đồng lao động); các tài liệu về việc bãi nhiệm ông B; các tài liệu chứng minh ông B đã rút tiền dưới hình thức tạm ứng và cho các doanh nghiệp khác vay tiền của công ty (báo cáo tài chính; các phiếu đề nghị tạm ứng; hợp đồng cho vay; ủy nhiệm chi).
Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa công ty A và ông B là tranh chấp về kinh doanh thương mại giữa Công ty và người quản lý doanh nghiệp cho nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về TAND cấp tỉnh. Do đó, TAND thành phố H thụ lý giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền, theo quy định tại khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015. Đồng thời, trong trường hợp này, tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa Công ty A và Ông B không rơi vào trường hợp phải qua thủ tục hòa giải hay phải đáp ứng các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm trao đổi của tác giả, kính mong các độc giả đóng góp ý kiến.
TAND thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế xét xử vụ án kinh doanh thương mại - Ảnh: Ngọc Minh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận