Xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Hô biến nhiều hecta đất lâm nghiệp thành nơi khai thác khoáng sản trái phép?
Kỳ 3: Sai phạm nối tiếp sai phạm tại sao không xử lý triệt để?
Năm 2017, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào (Công ty Việt Lào) được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác mỏ đất làm vật liệu xây dựng và thu hồi đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty Việt Lào đã có nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác mỏ đất nhưng chưa được xử lý triệt để.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, ngày 15/12/2022, Công an tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2855/QĐ-XPHC đối với Công ty Việt Lào, vì đã cắm mốc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản. Hành vi vi phạm nêu trên được quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 37, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Bằng mắt thường cũng thấy màu đất khác nhau được tập kết tại mỏ Việt Lào.
Cũng tại quyết định xử phạt nêu trên, Công an tỉnh Thanh Hoá phạt Công ty Việt Lào vì vi phạm khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; hành vi vi phạm nêu trên được quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 38, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Áp dụng mức phạt trung bình của khung tiền phạt là 25 triệu đồng. Tổng cả 2 lỗi xử phạt nêu trên là 32,5 triệu đồng. Tuy nhiên, do Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào là tổ chức có tư cách pháp nhân, mức phạt được nhân đôi nên số tiền phạt là 65 triệu đồng.
Mặc dù đã bị xử phạt và bị yêu cầu thực hiện khai thác đất theo đúng hồ sơ, thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt song thời gian qua, Công ty Việt Lào vẫn chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. Mới đây, ngày 15/5/2024, thông qua đơn thư phản ánh của công dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Triệu Sơn và các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra thực địa tại mỏ khai thác khoáng sản của Công ty Việt Lào. Theo kết quả kiểm tra, trong khu vực mỏ có xuất hiện loại đất khác với màu sắc, cấu tạo đất của mỏ. Tại khu vực giáp ranh khu vực mỏ, nhiều vị trí có dấu hiệu khai thác, san gạt làm biến dạng địa hình đất (khai thác ra ngoài mốc giới - PV). Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng đã xác định Công ty Việt Lào đã để vách moong khai thác cao trong quá trình khai thác.
Tại Văn bản số 4672/CT-HKDCN ngày 4/6/2024 của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa xác định, khối lượng khai thác khoáng sản đã kê khai thuế tại khu vực mỏ của Công ty Việt Lào từ khi được cấp phép đến ngày 30/4/2024 là 290.653m3 (tương đương 225.312m3 đất ở trạng thái tự nhiên), chưa vượt tổng trữ lượng được phép khai thác từ khi được cấp phép đến nay. Tuy nhiên, theo giấy phép đã cấp cho Công ty Việt Lào cho thấy, sản lượng khai thác trong năm 2024 (đến ngày 30/4/2024) là 75.098m3, tương đương 58.215m3 đất ở trạng thái tự nhiên. Như vậy, đơn vị này đã khai thác vượt công suất năm 2024 là 45,5%.
Văn bản số 5058/ STNMT-TNKS của Sở TNMT tỉnh Thanh Hoá về việc kiểm tra, xác minh đơn thư của công dân phản ánh thực trạng mỏ khia thác đất trái quy định tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Đáng chú ý, theo Giấy phép số 62/GP-UBND đã cấp cho Công ty Việt Lào (được UBND tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh tại Quyết định 606/QĐ-UBND ngày 14/2/2022) thì mục đích sử dụng khoáng sản tại mỏ khoáng sản này là: Cung cấp nguyên vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước; công trình khắc phục thiên tai, địch họa; làm vật liệu san lấp công trình hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trên thực tế, Công ty Việt Lào đã cung cấp đất làm vật liệu san lấp cho các dự án Khu đô thị mới Sao Mai, huyện Triệu Sơn; Nhà máy May Thăng Long, huyện Nông Cống. Đây là các dự án này không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Như vậy, Công ty Việt Lào đã sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép theo quy định.
Trước thực trạng vi phạm tại mỏ khoáng sản của Công ty Việt Lào, ngày 20/6/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 8796/UBND-CN yêu cầu Công ty Việt Lào tạm dừng hoạt động hoạt động khai thác tại mỏ đất nói trên. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan, hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ xử phạt các vi phạm.
Sau những lùm xùm tại mỏ Việt Lào, UBND tỉnh Thanh Hoá có văn bản tạm dừng hoạt động khai thác mỏ Việt Lào.
Cùng với đó, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu UBND huyện Triệu Sơn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan làm rõ nguồn gốc, khối lượng đất đang tập kết tại mỏ; xác định rõ nguồn gốc, diện tích, khối lượng đất đã đào tại khu vực có dấu hiệu khai thác, san gạt làm biến dạng địa hình quanh khu vực mỏ. UBND tỉnh Thanh Hoá cũng yêu cầu UBND huyện Triệu Sơn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nếu để xảy ra vi phạm mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý thuộc trách nhiệm, phạm vi giải quyết của đơn vị.
Những sai phạm, vi phạm nêu trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Công ty Việt Lào vì thực hiện khai thác khoáng sản không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó có phần trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản và chính quyền các cấp ở huyện Triệu Sơn đã buông lỏng quản lý, để sai phạm nối tiếp sai phạm tại công ty Việt Lào.
Bài liên quan
-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa
-
Xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Hô biến nhiều hecta đất lâm nghiệp thành nơi khai thác khoáng sản trái phép?
Bài 2: Lập biên bản xử lý hay chỉ để “che mắt” dư luận? -
Xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Hô biến nhiều hecta đất lâm nghiệp thành nơi khai thác khoáng sản trái phép?
Bài 1: Khai thác khoáng sản trái phép, máu tài nguyên đang chảy? -
Bắt thêm 3 bị can liên quan tới vụ án đưa, nhận hối lộ tại tỉnh Thanh Hóa
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận