Phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành Ngân hàng - Vấn đề đáng quan tâm hiện nay
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn kết chặt chẽ với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong ngành ngân hàng.
Nhận thức, trách nhiệm về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nâng lên
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XIII về xây dựng Đảng của Ban chấp hành trung ương (Kết luận số 21-KL/TW) đạt được một số kết quả nhất định: được triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, thực sự đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được nâng lên; nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hoà giữa "xây" và "chống". Nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến được nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội, đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và xã hội, có tác dụng cảnh báo, răn đe, phòng ngừa chung. Huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không chỉ nâng cao chất lượng tổ chức đảng, đảng viên mà còn góp phần rất quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 vẫn còn hạn chế, khuyết điểm: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tỉnh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Thực hiện chuyên đề toàn khóa và chuyên đề từng năm
Thành ủy Cần Thơ ngay từ đầu nhiệm kỳ đã chủ động xây dựng và triển khai Kết luận số 01-KL/TW, thực hiện chuyên đề toàn khóa và chuyên đề từng năm phù hợp với yêu cầu công tác xây dựng Đảng trên địa bàn và đã đạt được một số thành quả.
Năm 2021, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp quán triệt triển khai nghiên cứu, học tập các nội dung kết luận số 01/KL-TW và chuyên đề toàn khóa XIII của Đảng: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Thành phố đã hoàn thành việc triển khai học tập, quán triệt thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và chuyên đề toàn khóa Đại hội XIII của Đảng với 1.464 hội nghị học tập cho 50.590 cán bộ, đảng viên, đạt trên 98%; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố đã phối hợp tuyên truyền trên 5.300 cuộc với hơn 155.000 lượt cán bộ, hội viên, đoàn viên của các tổ chức hội, đoàn thể tham dự.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo triển khai chuyên đề: “Học tập về nâng cao tinh thần, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022 và 2023”. Năm 2024 tiếp tục triển khai chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy ý chí tự lực tự cường nhằm tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh đến tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng Nhân dân”.
Phát huy những kết quả đạt được, các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương tiếp tục xác định thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW gắn với Kết luận 21-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị sẽ là một trong những tiêu chí cơ bản đề đánh giá, khẳng định giá trị, phẩm chất chính trị của cán bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình hiện nay.
Đó là tiếp tục, thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và người lao động tại doanh nghiệp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” và các Kết luận của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người lao động về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, người lao động.
Tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Kết luận 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kết luận của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố Cần Thơ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các phiên họp Ban Chỉ đạo; khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, kịp thời ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Trong đó, nội dung tuyên truyền cần tập trung:
Một là, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai;
Hai là, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những giải pháp chặt chẽ, bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân;
Ba là, kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng…
Quán triệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng được nêu tại các Kết luận, Nghị quyết, trong đó, nội dung tuyên truyền cần tập trung:
Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu;
Hai là, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ba là, tuyên truyền việc kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về kê khai, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.
Bốn là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
Năm là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định, định giá và nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí.
Tổ chức tuyên truyền kịp thời kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các tổ chức đảng, cơ quan, doanh nghiệp; kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; kết quả xử lý các vụ việc, đối tượng thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo thành phố Cần Thơ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần tạo niềm tin trong người lao động tại doanh nghiệp vào quyết tâm chính trị của Đảng bộ thành phố về kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giới thiệu, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đẩy mạnh việc đấu tranh, chủ động phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị về tình hình tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng; tuyên truyền, phản bác những âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng, tiêu cực để “bôi nhọ” chế độ, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng
Ngày 01/4/2024 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-NHNN về kế hoạch thực hiện phòng chống tham nhũng tiêu cực và tội phạm (PCTNTCTP) ngành Ngân hàng năm 2024, theo đó kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm và phân công cụ thể cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng triển khai thực hiện.
Đó là đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNTCTP; công tác giáo dục PCTNTC trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tăng cường việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTCTP thành pháp luật của Nhà nước. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tội phạm nhất là các quy định về công khai, minh bạch; định mức, tiêu chuẩn, chế độ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ. Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong các tổ chức tín dụng ngoài khu vực Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác PCTNTCTP. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm. Phối hợp với cơ quan chức năng tham gia hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm…
Trong hoạt động ngành ngân hàng, để xử lý một vụ án tham nhũng, tội phạm ngành ngân hàng rất nhiều khó khăn và thiệt hại liên đới tới nhiều đối tượng, thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước và nhân dân. Chính vì thế, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tham ô tham nhũng xảy ra rất quan trọng. Điển hình như vụ án bà Trương Mỹ Lan với ngân hàng SCB ta thấy phạm tội xuất phát từ quy trình quản lý lỏng lẻo và đạo đức cán bộ suy đồi bị cám dỗ bởi quyền lực và vật chất.
Do đó Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cần bổ nhiệm những người có tài có đức vào những vị trí đặc biệt như cán bộ thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động các ngân hàng thương mại. Phân phối, điều tiết quỹ lương thưởng phù hợp đối với cán bộ trực tiếp công tác khách hàng, công tác tín dụng đảm bảo đời sống cán bộ. Rà soát, chỉnh sửa sự lỏng lẻo của các quy trình tín dụng. Tăng cường kiểm tra chéo giữa các phòng ban và bộ phận có liên quan. Động viên và có chính sách khen thưởng đối với những nhân viên, cán bộ có công phát hiện tố giác, tham nhũng, trục lợi vì quyền lợi cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
- Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
- Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 13/4/2020 của Thành ủy Cần Thơ “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
- Kế hoạch số 141-KH/ĐUK ngày 03/7/2024 về công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Đảng ủy khối Doanh nghiệp TP Cần Thơ.
- Quyết định số 583/QĐ-NHNN ngày 01/4/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện PCTNTCTP ngành Ngân hàng năm 2024.
Bài liên quan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi
-
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Quy định 189-QĐ/TW: Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công -
Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan kiểm toán cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn
-
Hội nghị chuyên đề về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận