
A đã phạm tội Vô ý làm chết người
Sau khi nghiên cứu bài viết “Dùng súng trêu đùa thành bắn chết bạn, tội gì?” trên Tạp chí TAND điện tử số ra ngày 23/6/2020, tôi cho rằng A đã phạm tội “Vô ý làm chết người” theo khoản 1 Điều 128 BLHS.
Thứ nhất: Tôi không đồng tình với quan điểm A phạm tội Giết người theo Điều 123 BLHS, bởi đặc trưng của tội này là hành vi cố ý và mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, điều này thể hiện từ ý thức đến hành động của chủ thể tội trên. Trong khi theo tình tiết nêu trong bài viết “trêu đùa và cho rằng súng không có đạn”, thậm chí còn “quay video giống như phim hành động” như vậy rõ ràng rằng A không hề có ý định tước đoạt tính mạng của B, chỉ vì tin tưởng súng không có đạn nên đã vô ý làm B tử vong. Do đó, không có căn cứ để cho rằng A phạm tội Giết người.
Thứ hai: Về quan điểm A phạm tội “Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” theo điểm c, khoản 2 Điều 304 BLHS với lý do là hành vi của A bị cấm theo quy định của tất cả các đơn vị quân đội, đó là không được chĩa súng vào người khác khi họ không có hành vi gây nguy hiểm cho đơn vị. Trường hợp này, chỉ là trêu đùa nhưng A đã “kéo cò súng để lên đạn”, “mở khoá an toàn” rồi chĩa súng vào người B, sau đó bóp cò là vi phạm quy định về sử dụng súng trong quân đội, tức là đã sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo quan điểm cá nhân tôi là không chính xác.
Bởi lẽ A là “chiến sĩ thuộc biên chế Tiểu đội 1, Trung đội 2, Đại đội vệ binh Sư đoàn X, theo sự phân công của cấp trên khi thực hiện nhiệm vụ, A được phép mang súng AK47” do vậy rõ ràng A được phép sử dụng vũ khí quân dụng.
Do đó, nếu A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì “tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự” theo khoản 1 Điều 412 BLHS 2015 do dùng súng trêu đùa gây tử vong cho B trái với quy định về sử dụng vũ khí trong quân đội sẽ phù hợp hơn với các tình tiết và lý do nêu trên.
Thứ ba: Quan trọng nhất ở đây cần bàn tới đó chính là ý thức của A, A hoàn toàn “không cố ý”, vì ngay tên của bài viết là “trêu đùa” nghĩa là A không hề có động cơ, mục đích với cái chết của B. Vô ý do cẩu thả do nghĩ rằng “súng không có đạn” nên A đã không hề kiểm tra “khám súng” khi được nhận súng để làm nhiệm vụ, cũng không hề phòng bị nên mới “kéo cò súng để lên đạn” rồi “mở khoá an toàn” để “trêu đùa” cùng với B.
Ảnh minh họa – Bộ đội biên phòng Trà Cổ ( Quảng Ninh) tuần tra giữ vững an ninh vùng biển. Ảnh: VOV
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Bàn về thực tiễn Tòa án xác định bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để giao cho cơ quan thi hành án thi hành bản án, quyết định
-
Áp dụng pháp luật hay áp dụng “nhận thức” pháp luật
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 12 – khóa XIII
-
Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp: Giữ vững ''phên dậu'' Tổ quốc!
1 Bình luận
nguyenthanhnov
07:11 23/07.2025Trả lời