Bàn về tư cách tham gia tố tụng của Điều tra viên và Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự
Người tham gia tố tụng tại các phiên tòa hình sự đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vụ án hình sự, BLTTHS năm 2015 có nhiều quy định về việc triệu tập người tham gia tố tụng đến phiên tòa, trong đó có quy định triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên.
1. Quy định của BLTTHS
Theo quy định tại Điều 55. Người tham gia tố tụng: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.
Người tham gia tố tụng có hai đặc điểm:
Một là họ là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi phạm tội.
Hai là BLTTHS quy định quyền và nghĩa vụ của từng loại người tham gia tố tụng tùy theo từng vị trí, vai trò khác nhau trong tố tụng hình sự.
Như vậy người tham gia tố tụng là những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc người có nghĩa vụ pháp lý tham gia vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và họ có quyền và nghĩa vụ được quy định trong BLTTHS.
Theo quy định tại Điều 287 BLTTHS triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa “Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa”. Căn cứ vào mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và các cá nhân, tổ chức để Tòa án xác định thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 296 BLTTHS về sự có mặt của Điều tra viên và những người khác “Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án”
Điều 55 BLTTHS năm 2015 quy định về diện (các loại) người tham gia tố tụng. Đây là điểm mới so với BLTTHS năm 2003 chỉ quy định về địa vị pháp lý của từng chủ thể được xác định là người tham gia tố tụng mà không có điều luật quy định diện những người tham gia tố tụng, điều này góp phần tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và trong thực tiễn áp dụng quy định về người tham gia tố tụng, tránh trường hợp những người có tham gia vào quá trình giải quyết vụ án nhưng không được xác định là người tham gia tố tụng.
Như vậy, việc triệu tập người tham gia tố tụng là một vấn đề quan trọng để giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các thành phần và làm sáng tỏ vụ án, việc triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên cũng nhằm hai mục đích này. Điều 296 có hai điểm nhấn đó là quy định “Cần thiết” và “Có thể” nếu quy định về triệu tập cá nhân, tổ chức tham gia phiên tòa một số thành phần mang tính chất bắt buộc, hoặc sẽ bị cưỡng chế khi không chấp hành nhưng đối với quy định về triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên vẫn là quy định mang tính chất tùy nghi. Đây là quy định không phù hợp với nguyên tắc quy định trong BLTTHS.
2. Bất cập, hạn chế
Quy định về triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên đến tham gia phiên tòa hình sự hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Xác định tư cách tham gia tố tụng của Điều tra viên và Kiểm sát viên là gì?
Điều 296 quy định nội dung “Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập” đây thực chất là quy định tùy nghi nên không thể xác định chính xác tư cách tham gia tố tụng của Điều tra viên và Kiểm sát viên, mặc dù trong một số vụ án việc triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên để đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ là rất quan trọng. Nhưng vì Điều tra viên và Kiểm sát viên không có tư cách tham gia tố tụng nên rất khó xác định trách nhiệm của các thành phần này.
Ví dụ: Các vụ án mà Cơ quan điều tra cấp tỉnh tiến hành điều tra và Viện kiểm sát cấp tỉnh tham gia kiểm sát nhưng sau đó truy tố tại Tòa án cấp huyện và phân công cho Viện kiểm sát cấp huyện tham gia bảo vệ cáo trạng. Đối với trường hợp này do Viện kiểm sát cấp tỉnh tham gia kiểm sát nên các nội dung trong vụ án Kiểm sát viên tham gia kiểm sát hiểu rõ bản chất, nên đối với những vụ án này việc triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên tham gia điều tra, kiểm sát điều tra la rất quan trọng.
Thứ hai: Khi triệu tập các thành phần đến tham gia phiên tòa trong BLTTHS đều quy định quyền hạn và nghĩa vụ của họ, mặc dù Điều 296 quy định việc Hội đồng xét xử triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên nhưng trong quy định của BLTTHS không quy định quyền và nghĩa vụ nên việc xác định trách nhiệm của các thành phần này tại các phiên tòa hình sự gặp nhiều khó khăn.
3. Kiến nghị hoàn thiện
Bổ sung điều luật trong BLTTHS “Điều… Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên khi được triệu tập tham gia phiên tòa.
1. Về quyền.
a. Tham gia phiên tòa.
b. Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
2. Về nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải báo ngay cho Tòa án biết.
b) Chấp hành theo yêu cầu Hội đồng xét xử.
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
3. Điều tra viên và Kiểm sát viên được triệu tập đến phiên tòa nếu từ chối thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng xét xử mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Từ những sự phân tích nêu trên thiết nghĩ cần có quy định cụ thể về triệu tập Điều tra viên và Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa để đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Bị cáo xin lỗi thân nhân các bị hại vụ tai nạn giao thông - Ảnh: Bùi Nhan
Bài liên quan
-
Cuốn sách các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư… nên có
Cẩm nang giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình -
Ngành Kiểm sát Cần Thơ tổ chức Cuộc thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên” năm 2024
-
Đồng Nai, bắt một Điều tra viên và một Kiểm sát viên về hành vi hối lộ
-
Sự tham dự của điều tra viên tại phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận