
Bị cáo chiếm đoạt 48.582.400 đồng và N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Sau khi nghiên cứu bài “Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt và tư cách tố tụng của anh Nguyễn Hữu N?” của tác giả Dương Đức Thịnh đăng ngày 22/01/2024, tác giả nhất trí với quan điểm thứ ba trong bài viết.
Quan điểm thứ ba cho rằng,bị cáo Tô Văn Vũ chỉ chiếm đoạt tài sản trị giá 48.582.400 đồng; anh Nguyễn Hữu N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Theo diễn biến của vụ án thì Tô Vũ H chỉ có hành vi gian dối đối với công ty ĐD và mục đích ban đầu của H là chiếm đoạt 10.000m2 cốt pha thép tương đương 4.140.000.000 đồng, tuy nhiên hành vi phạm tội đang diễn ra khi đến thời điểm H chuyển cho Công ty ĐD 200.000.000 đồng tiền đặt cọc và nhận 1 xe cốt pha thép trị giá 248.582.400 đồng thì bị phát hiện, ngăn chặn, đây chính là thời điểm hoàn thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên giá trị tài sản thực tế mà H chiếm đoạt của Công ty ĐD là 48.582.400 đồng, tức giá trị xe thép (248.582.400 đồng) trừ đi 200.000.000 đồng tiền cọc. Với số tiền H chiếm đoạt 48.582.400 đồng, do vậy chỉ xét xử H theo khoản 1 Điều 174 BLHS.
Hướng giải quyết như trên là dựa vào Điều 10 của Nghị quyết số 03 ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra nhưng bị phát hiện, ngăn chặn thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt được xác định tại thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện, ngăn chặn”, mặc dù Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội phạm tham nhũng và tội phạm phạm khác về chức vụ nhưng vẫn áp dụng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì có liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản.
Về xác định tư cách tham gia tố tụng: Công ty Đại Dương là chủ thể trực tiếp bị thiệt hại do hành vi phạm tội của H gây ra, căn cứ vào khoản 1 Điều 62 BLTTHS (… bị hại là tổ chức bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra) nên Công ty ĐD là bị hại.
Với anh Nguyễn Hữu N, H không có hành vi gian dối, H chỉ gặp anh N và đề nghị anh N mua bán cốp pha theo giá phế liệu (anh N không biết H có cốp pha do lừa đảo mà có), việc anh N đồng ý và chuyển cho H 400 triệu đồng, chính từ dữ liệu này là cơ sở để xác định anh N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án lừa đảo (căn cứ khoản 1 Điều 65 BLTTHS: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự).
Trên đây là quan điểm của tôi đối với bài viết “Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt và tư cách tố tụng của anh Nguyễn Hữu N?”, mong nhận được sự thảo luận, trao đổi của bạn đọc, đồng nghiệp.
Tòa án tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản- Ảnh: Hoàng Phúc
Bài liên quan
-
Một số vướng mắc liên quan đến việc bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự và Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân tối cao
-
Cần xác định các đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Cần truy tố các đối tượng B, T và H về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Xử lý phần dân sự trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – vướng mắc giữa lý luận và thực tiễn áp dụng
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Danh sách địa điểm đặt trụ sở chính của 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 355 Tòa án nhân dân khu vực
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp: Giữ vững ''phên dậu'' Tổ quốc!
-
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu 80 năm ngày thành lập ngành Tòa án nhân dân"
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
Bình luận