Điểm cầu TANDTC tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc
Ngày 14/12, Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, TANDTC tổ chức hội nghị kết nối trực tuyến đến điểm cầu chính của Văn phòng Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị trực tiếp tại đầu cầu Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) và các điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, các ban, bộ, ngành và cơ quan trực thuộc Trung ương có các Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.
Điểm cầu TANDTC tham dự Hội nghị Đối ngoại toàn quốc
Tham dự tại điểm cầu TANDTC có ông Nguyễn Văn Tiến, Bí thư Đảng uỷ, Phó Chánh án TANDTC. Ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TANDTC, các thành viên HĐTP, lãnh đạo các Đảng bộ, Chi bộ, các vụ, cục thuộc TANDTC.
Ngoài ra còn có các điểm cầu thuộc hệ thống TAND gồm TAND cấp cao tại Hà Nội, TAND cấp cao tại Đà Nẵng, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, Học viện Toà án, Vụ Công tác phía Nam.
Đây là hội nghị rất quan trọng, là lần đầu tiên Đảng ta tổ chức hội nghị về công tác đối ngoại với quy mô toàn quốc. Hội nghị nhằm đánh giá những thành tựu đạt được qua 35 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại, nhìn lại những bài học kinh nghiệm và nhận diện rõ hơn những vấn đề lớn đặt ra trong thời gian tới. Hội nghị làm sâu sắc hơn đường lối đối ngoại, quan điểm đối ngoại và các biện pháp thực hiện trong tình hình mới. Hội nghị sẽ đánh giá đúng tình hình khu vực và thế giới, nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định, từ đó, đề ra nội dung, nhiệm vụ, giải pháp công tác đối ngoại, trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp trong công tác đối ngoại.
Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân là 3 trụ cột đối ngoại đòi hỏi yêu cầu thực hiện đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước; tích cực góp phần tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế Việt Nam. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại không chỉ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, và cũng là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước; thể hiện cụ thể trong từng hoạt động, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, quốc phòng, an ninh của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân; qua đó, để thế giới hiểu thêm về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam; về đất nước, con người Việt Nam; và ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.
Hội nghị tiếp tục lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là một trong số một loạt các hội nghị nhằm triển khai đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.
Bài liên quan
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận