H, C và A cùng bồi thường 2,5 tỷ đồng cho Công ty X
Sau khi nghiên cứu bài viết "Bồi thường thiệt hại trong vụ án có người phạm tội với lỗi cố ý, có người phạm tội với lỗi vô ý" của các tác giả Huỳnh Hải Duy, đăng ngày 17/10/2023, tôi cho rằng H, C và A cùng bồi thường 2,5 tỷ đồng cho Công ty X theo quy định tại Điều 587 BLDS.
Tác giả đồng tình theo quan điểm thứ nhất, bởi vì A, H, C mặc dù phạm các tội khác nhau nhưng cùng gây thiệt hại về tài sản của công ty là 2,5 tỷ đồng, nên phải áp dụng Điều 587 BLDS năm 2015, xác định mức độ lỗi của từng người, buộc cả A, H, C cùng liên đới bồi thường thiệt hại số tiền trên cho công ty X.
Quay lại nội dung vụ án, mặc dù A, H, C lỗi của chủ thể gây thiệt hại là khác nhau, không có sự thống nhất về mặt ý chí gây thiệt hại, có chủ thể phạm tội với lỗi vô ý và cố ý, nên không có tính liên quan. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường phát sinh từ việc họ cùng có lỗi nên mới gây thiệt hại cho bị hại, họ phải bồi thường theo phần lỗi mà mình gây ra. Nghĩa là đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc cùng gây ra thiệt hại, nên việc áp dụng Điều 587 BLDS năm 2015 như sau: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”.
Xác định trách nhiệm liên đới của A, H, C trong trường hợp này dưới các điều kiện sau:
Thứ nhất, có hành vi gây thiệt hại của nhiều người gồm A, H, C. Trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại có thể là một người hoặc nhiều người, tuy nhiên bên gây thiệt hại phải là nhiều người cùng gây thiệt hại (tối thiểu là phải người có hai người. Ở vụ án này do H và C vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư, gây thiệt hại.
Thứ hai, A, H và C là những người gây ra thiệt hại có sự thống nhất hoặc cùng gây hậu quả. Sự thống nhất ý chí thể hiện ở H và C lànhững người gây thiệt hại thực hiện hành vi với cùng một mục đích gây thiệt hại cho công ty 2,5 tỷ đồng. Những người gây thiệt hại có sự bàn bạc, thống nhất về phương thức, về hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.
Đối với A là Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung cùng gây thiệt hại. Hành vi của A gây thiệt hại có mối liên kết chặt chẽ với nhau nếu không thiếu hành vi kiểm tra, giám sát đã ký duyệt nội dung sử dụng vốn của công ty để đầu tư thì thiệt hại không thể xảy ra.
Thứ ba, A, H và C cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại đều có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Khi nhiều người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại thì tất cả những người đó đều có lỗi trong khi thực hiện hành vi của mình nên họ phải liên đới chịu trách nhiệm.
Thứ tư, giữa hành vi thiếu kiểm tra, giám sát đã ký duyệt nội dung sử dụng vốn của công ty để đầu tư với thiệt hại cho công ty 2,5 tỷ đồng có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Như vậy, qua phân tích A, H và C đều cùng gây ra thiệt hại cho Công ty nên họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho công ty 2,5 tỷ đồng. Phần bồi thường của mỗi người được xác định trên cơ sở mức độ lỗi của từng người. Tuy nhiên, nếu không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì những người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
*Tòa án Quân sự Quân khu 4
Tòa án nhân dân Quận 1, TP HCM xét xử sơ thẩm vụ án “Cướp giật tài sản”- Ảnh: Nguyễn Nhật Tân
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận