Hội thẩm nhân dân sẽ có trang phục mới khi xét xử
Sau khi xem xét đề nghị của Chánh án TAND Tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện trang phục xét xử của Hội thẩm nhân dân (HTND).
Theo đó, Nghị quyết dự kiến sẽ áp dụng đối với Tòa án nhân dân, HTND và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện trang phục xét xử của HTND.
Đáng chú ý, về trang phục xét xử của HTND, Dự thảo đưa ra đề xuất: HTND được cấp trang phục xét xử, bao gồm: Áo choàng dài tay; phù hiệu. Trang phục xét xử của HTND được cấp theo niên hạn. Cụ thể như sau: áo choàng dài tay: 05 năm/01 chiếc; phù hiệu: 05 năm/01 chiếc.
Trang phục xuân, hè khi xét xử hiện nay của Hội thẩm nhân dân (gồm quần âu, áo sơ mi, cravte)
Cũng theo Dự thảo Nghị quyết, Chánh án TAND Tối cao trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Quy định kiểu dáng, chất liệu, màu sắc trang phục xét xử. Đồng thời, hướng dẫn về cấp phát, quản lý, sử dụng trang phục xét xử cho HTND.
Trước đây, từ năm 2003, theo quy định tại Nghị quyết 221/2003/UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BTC ngày 08/10/2003 liên ngành TAND Tối cao và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 221/2003/UBTVQH11 và Công văn số 236/2003/TCCB ngày 26/11/2003 của Chánh án TAND Tối cao, thì trang phục khi xét xử của Thẩm phán và HTND giống nhau. Điều này được cho phù hợp với các quy định của pháp luật, thể hiện vị trí ngang bằng trong thực thi công lý.
Mẫu trang phục mới của Hội thẩm nhân dân được đề xuất đang được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Từ ngày 13/06/2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1214/2016/UBTVQH13 quy định trang phục cấp phát cho HTND gồm: trang phục xuân - hè là quần âu mầu đen, áo sơ mi trắng; trang phục thu- đông là bộ Comple, áo sơ mi dài tay. Khi tham gia xét xử hoặc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án, HTND sử dụng trang phục làm việc hàng ngày, cụ thể là quần âu, áo sơ mi trắng (Xuân- hè) và vestone (thu - đông). Nghĩa là không có trang phục riêng dành cho hoạt động xét xử.
Cụ thể, Nghị quyết 1214/2016/UBTVQH13 bổ sung trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án, đã được thay đổi là áo choàng đen, viền các mầu theo các ngạch Thẩm phán. Nhưng Hội thẩm nhân dân vẫn là trang phục cũ (quần âu – áo sơ mi trắng và bộ Comple).
Theo đánh giá của TANDTC, Nghị quyết số 1214/2016/UBTVQH13 bổ sung trang phục xét xử dành riêng cho Thẩm phán, nhưng không quy định trang phục xét xử dảnh cho Hội thẩm nhân dân. Điều này dẫn đến sự không đồng bộ, thiếu thống nhất trong tổ chức phiên tòa. Dường như có sự phân biệt về vị trí, vai trò giữa Thẩm phán và Hội thẩm Nhân dân, không bảo đảm tính độc lập, ngang quyền khi tham gia xét xử giữa Hội thẩm và Thẩm phán; hạn chế tính trang nghiêm của phiên tòa; hạn chế tiếng nói của người dân vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Hiện nay, cả nước đã có 16.913 Hội thẩm nhân dân. Các vị Hội thẩm đều được cấp trang phục, cấp Giấy Chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử theo quy định.
Bài liên quan
-
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trao đổi rút kinh nghiệm công tác phối hợp xét xử tại TAND các tỉnh khu vực phía Bắc
-
TAND tỉnh Thái Bình xét xử ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân
-
Năm 2024 hệ thống Tòa án đã xét xử nhiều vụ án trọng điểm
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận