Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014
Ngày 4/12/2020, TANDTC tổ chức Hội thảo khoa học về “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014”. Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có ông Kim Tae Joon, Giám đốc dự án KOICA – Hàn Quốc về tăng cường năng lực Tòa án Việt Nam; ông Tống Anh Hào, bà Lương Ngọc Trâm – Thẩm phán TANDTC; bà Nguyễn Thị Hoàng Anh - Nguyên Thẩm phán TANDTC và đại diện Vụ Tư pháp, Vụ Kinh tế - Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện lãnh đạo, Thẩm phán tham gia giải quyết vụ việc phá sản của một số TANDCC, TAND cấp tỉnh, các đơn vị của TANDTC; Quản tài viên, Luật sư, chuyên gia về Luật phá sản.
Báo cáo đề dẫn do TS Trần Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC cho biết: Luật Phá sản 2014 được Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19-6-2014, có hiệu lực từ ngày 01- 01-2015, thay thế Luật phá sản năm 2004. Luật Phá sản 2014 đã thể hiện bước cải cách lớn, khắc phục những hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2004; tạo môi trường pháp lý bình đẳng, lành mạnh, hỗ trợ mọi loại hình doanh nghiệp cạnh tranh tồn tại trong sự tiến bộ, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, thực tiễn 05 năm triển khai thi hành Luật này cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng phát sinh nhiều vướng mắc, cần nghiên cứu giải quyết, đề xuất việc hướng dẫn áp dụng thống nhất, các giải pháp khác nhằm giảm thời gian, chi phí phá sản doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động kinh doanh, bảo vệ tốt hơn quyền của chủ nợ... đồng thời, đánh giá tính cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Luật này trong giai đoạn hiện nay.
Về tình hình giải quyết vụ việc phá sản tại Tòa án
Tại Việt Nam, hơn 20 năm dưới sự điều chỉnh của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá sản 2004, số lượng vụ việc phá sản do Tòa án giải quyết là tương đối thấp, thể hiện tình trạng số lượng doanh nghiệp tự rút lui khỏi nền kinh tể thông qua các quy định của pháp luật phá sản là một con số rất nhỏ. Khắc phục hạn chế này, Luật Phá sản 2014 đã có nhiều cải cách đáng kể, khắc phục được nhiều vướng mắc, bất cập của Luật Phá sản 2004, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc phá sản, nhiều vụ việc phá sản trước đây do vướng mắc quy định pháp luật đã được đưa ra giải quyết, số lượng vụ việc phá sản được thụ lý mới và ra quyết định tuyên bố phá sản tăng hàng năm.
Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các Tòa án nhân dân thì, từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lý từ những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 587 vụ việc phá sản. Trong đó, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc, ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản 139 vụ việc, ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 67 vụ việc, áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh 6 vụ việc). Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật Phá sản 2004 (từ 2004-2013: Tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 Quyết định tuyên bố phá sản).
Về số lưọng Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, việc cấp Chứng chỉ hành nghề cho các Quản tài viên và đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện cho việc hình thành đội ngũ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời gian ngắn. Theo số liệu thông kê của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 4/2020, cả nước có 270 Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân; hơn 40 doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đang hoạt động. Danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã được Bộ Tư pháp đăng tải trên Công thông tin của Bộ Tư pháp. Các Quản tài viên, doanh nghiẹp quan lý, thanh lý tài sản đã được cơ quan Tòa án chỉ định trong các vụ việc phá sản doanh nghiệp mà Tòa án đã thụ lý giải quyết. Đến nay, tổ chức và hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã và đang bước đầu đi vào hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình đa được Luật phá sản quy định, góp phần trong việc các vụ việc phá sản theo đúng quy định của pháp luật.
Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật Phá sản 2014
Qua tổng hợp từ thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2014, có thể nói, quy định của Luật Phá sản 2014 khi áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dưới đây chỉ là những vướng măc chính từ hoạt động giải quyết phá sản của Tòa án:
Về khái niệm doanh nghiệp, họp tác xã mất khả năng thanh toán
Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Thực tế, việc doanh nghiệp có khoản nợ quá hạn 03 tháng là rất phổ biến, việc không thanh toán các khoản nợ quá hạn này có nhiều nguyên nhân, trong đó có trường hợp xuất phát từ tình trạng khó khăn, mắt cân đối tài chính tạm thời cùa doanh nghiệp mắc nợ, nhưng cùng có trường hợp do các bên có tranh chấp về chính khoản nợ đó. hoặc do doanh nghiệp cố tình không chịu thanh toán nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn của chù nợ. Lẽ ra các khoản nợ quá hạn này cần được giải quyết bằng con đường tố tụng dân sự nhưng chủ nợ lại yêu cầu mở thủ tục phá sản đề gây sức ép trả nợ đối với doanh nghiệp bị yêu cầu. Điều này làm ãnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí lại là nguyên nhân chính dẫn đến làm ăn thua lỗ sau đó và phải phá sản “thật”. Do vậy, mặc dù có quy định rõ ràng nhưng vần có sự không thống nhất quan điểm áp dụng pháp luật khi đánh giá, xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Để khắc phục thực trạng nêu trên, có ý kiến đề nghị sửa Điều 4 Luật Phá sản 2014 theo hướng tăng thời hạn không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 6 tháng hoặc 01 năm, tức là chỉ được yêu câu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời gian 6 tháng hoặc 01 năm kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 5)
Một là, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thù tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trường hợp chủ nợ không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đổi với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán khoản nợ đến hạn mà khởi kiện tại Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã trả nợ và được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; sau đó, chủ nợ có đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án hoặc bản án, quyết định đang được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán nợ không?
Hai là, doanh nghiệp sử dụng các tài sản có giá trị của doanh nghiệp (như nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất, giá trị quyền sử dụng đất...) thế chấp cho Ngân hàng để vay vốn. Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ bằng hình thức mua lại toàn bộ tài sản thế chấp, như vậy các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm, các khoản nợ khác không có bảo đảm sẽ không được thanh toán. Có ý kiến đề nghị khi xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp hoặc đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp thì chủ nợ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp…
Tham luận cũng nên ra nhiều vướng mắc khác, cũng như nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Nhiều tham luận rất thiết thực
Ths Hoàng Ngọc Thành – Chánh tòa Kinh tế TAND Tp Hà Nội trình bày tham luận về thực tiễn thi hành Luật Phá sản tại Tòa án hai cấp của Tp Hà Nội và một số kiến nghị sửa đổi Luật Phá sản.
Ths Nguyễn Thị Thùy Dung- Chánh tòa Kinh tế TAND Tp HCM trình bày tham luận về Thực tiễn thi hành Luật Phá sản tại Tòa án nhân dân Tp Hà Nội và một số kiến nghị.
TS Nguyễn Văn Cường, Chánh tòa Hành chính TANDCC tại Hà Nội trình bày tham luận về Đánh giá một số quy định của Luật Phá sản năm 2014 qua thực tiễn giải quyết phá sản của TANDCC.
Thẩm phán Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc Kiểm tra 2 TANDTC trình bày tham luận về Một số vấn đề về thi hành Luật Phá sản năm 2014 và đề xuất; Ông Lê Văn Tuấn, Trưởng phòng Quản lý bán đấu giá tài sản và Trọng tài hòa giải thương mại Bộ Tư pháp có tham luận về Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Quản tài viên và quản lý nhà nước; kiến nghị sửa đổi Luật Phá sản năm 2014 về chế định Quản tài viên.
Bà Nguyễn Thị Trang, Chuyên viên chính Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp trình bày tham luận Những khó khăn vướng mắc trong việc thi hành Luật Phá sản năm 2014 và một số kiến nghị sửa đổi; Thẩm phán Lê Thu Hương - Chánh tòa Kinh tế TAND tỉnh Thanh Hóa trình bày về Thẩm quyền của Tòa án, nhiệm vụ của Thẩm phán theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thực tiễn thi hành và một số kiến nghị sửa đổi; Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI trình bày tham luận Luật Phá sản năm 2014 tiến bộ nhưng còn vướng; Ths Lê Tuấn Hải, Quản tài viên Công ty hợp danh Quản lý và thanh lý tài sản Thăng Long có tham luận Thuận lợi và khó khăn của Quản tài viên, kiến nghị sửa đổi Luật Phá sản năm 2014 về chế định Quản tài viên; TS Nguyễn Chí Công, NCS Phan Thị Thu Hà - Vụ Pháp chế và quản lý khoa học TANDTC có tham luận Đẩy nhanh việc giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn, yêu cầu và giải pháp; Ths Hoàng Thị Thúy Vinh, CN Phùng Thị Hoàn - Vụ Pháp chế và quản lý khoa học TANDTC có tham luận Một số vấn đề đặt ra khi sửa đổi Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2014.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận sôi nổi về các vấn đề các tham luận đặt ra, với nhiều ý kiến sâu sắc, giàu tính thực tiễn và đưa ra những kiến nghị giàu sức thuyết phục.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận