Những bất cập trong việc thực hiện quyền được xem Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Biên bản phiên tòa là văn bản pháp lý có giá trị đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, thực tiễn áp dụng quyền được xem biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vẫn còn những vướng mắc và có nhiều cách hiểu khác nhau chưa thống nhất cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung làm rõ quyền được xem biên bản phiên tòa của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (gọi tắt là BLTTHS). Qua đó, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện tốt quyền được xem biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa trong vụ án hình sự.
Điều 258 BLTTHS quy định: “1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa”.
Như vậy, ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản và sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký ký vào biên bản phiên tòa thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa. Nhưng Điều 258 BLTTHS không có quy định cụ thể đó là, sau khi kết thúc phiên tòa trong khoảng thời gian bao lâu thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó không được xem biên bản phiên tòa nên đang còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, khoản 4 Điều 258 BLTTHS quy định: Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có nghĩa là điều luật không quy định chi tiết nên sau khi kết thúc phiên tòa tức là từ thời điểm kết thúc phiên tòa cho đến một thời điểm chưa xác định được là khoảng thời gian bao lâu mới không được xem biên bản phiên tòa. Do vậy, kể từ thời điểm kết thúc phiên tòa sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký ký vào biên bản phiên tòa thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được quyền xem biên bản phiên tòa bất cứ lúc nào không giới hạn về thời hạn.
Ý kiến thứ hai cũng là ý kiến của tác giả, khoản 3 và khoản 4 Điều 258 BLTTHS quy định: Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó; sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Có nghĩa là, ngay sau khi kết thúc phiên tòa thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó nếu muốn xem biên bản phiên tòa thì ngay trong ngày kết thúc phiên tòa phải xem biên bản biên , nếu hết thời hạn nêu trên thì không được xem biên bản phiên tòa.
Điều luật quy định sau khi kết thúc phiên tòa thì biên bản phiên tòa đã được thư ký phiên tòa cùng chủ tọa phiên tòa ký vào biên bản nên Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó nếu cần xem biên bản phiên tòa thì gặp thư ký ngay tại phòng xử án, nếu như những người này ngay sau khi kết thúc phiên tòa mà không xem biên bản phiên tòa, sau này muốn xem thì đã hết thời hạn quy định nên không được xem biên bản phiên tòa. Bởi vì, khoản 4 Điều 258 BLTTHS quy định: “sau khi chủ tọa phiên tòa và thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa có nghĩa là sau khi kết thúc phiên tòa” chứ không thể hiểu một cách máy móc là điều luật không quy định thời hạn bao nhiêu ngày thì không được xem biên bản phiên tòa nên muốn xem lúc nào cũng được.
Nếu cách hiểu như ý kiến thứ nhất sẽ dẫn đến nhiều trường hợp bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó sau một thời gian dài kể từ khi kết thúc phiên tòa mới đến Tòa án yêu cầu Thẩm phán chủ tọa phiên hoặc Thư ký cho xem biên phiên tòa, nếu Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc thư ký không cho xem biên bản phiên tòa thì dẫn đến khiếu nại. Đồng thời chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa còn nhiều công việc khác phải làm không thể lúc nào cũng đáp ứng được những yêu cầu đối với bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện muốn xem biên bản phiên tòa lúc nào cũng được.
Từ những vướng mắc nêu trên, nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện và hiểu một cách thống nhất, tránh việc áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn chi tiết quy định về thời hạn để Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc người đại diện được xem biên bản phiên tòa theo hướng: “Sau khi kết thúc phiên tòa chủ tọa phiên tòa và thư ký phải ký vào biên bản phiên tòa, thời hạn Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc người đại diện được xem biên bản phiên Tòa trong thời hạn là ngay trong ngày sau khi kết thúc phiên tòa, nếu sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc người đại diện không xem biên bản phiên tòa thì đương nhiên mất quyền được xem biên bản phiên tòa”.
Thư ký phiên tòa tiếp nhận chứng cứ mới tại phiên tòa – Ảnh: Đào Ngọc Thạch/ Báo TN
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
1 Bình luận
Thu
23:27 25/12.2024Trả lời