TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT: ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRONG TỘI ĐÁNH BẠC?
Sau khi nghiên cứu bài viết: “Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong tội Đánh bạc có đúng không” của tác giả Xuân Bách trên tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, tôi có một số ý kiến trao đổi về vấn đề này như sau:
Tại nghị quyết số 01/2000/NQ- HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2000 của HĐTP TANDTC đã có hướng dẫn về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46. Tuy nhiên, đây chỉ là những hướng dẫn chung nên việc áp dụng trong thực tiễn xét xử của các tòa án còn chưa thống nhất, đặc biệt là việc một số tòa án hiện nay vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS đối với tội “ Đánh bạc”. Tuy chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng việc áp dụng pháp luật trên là không đúng, bởi lẽ:
Thứ nhất: trong pháp luật hình sự thì thiệt hại được xác định là do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra, thiệt hại đó có mối quan hệ nhân quả, đó có thể là thiệt hại về vật chất (tài sản, sức khỏe, tính mạng), hoặc thiệt hại về mặt tinh thần. Và việc khắc phục hậu quả được hiểu là người đã thực hiện hành vi phạm tội dùng một khoản tiền để cho người bị thiệt hại dùng vào việc hồi phục sức khỏe, chữa trị thương tích, bệnh tật hoặc sửa chửa tài sản bị hư hỏng… Như vậy, chỉ những người thực hiện hành vi phạm tội gây ra hậu quả cụ thể thì mới có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này thường gặp ở một số tội danh cụ thể như: tội “Cố ý gây thương tích”, tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tội “Trộm cắp tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “ Tham ô tài sản” … Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này cũng đã được HĐTP TANDTC hướng dẫn cụ thể tại nghị quyết số 03/2006 ngày 08 tháng 7 năm 2006.
Thứ hai, đối với tội đánh bạc thì hành vi phạm tội này không gây thiệt hại về mặt vật chất hay thiệt hại về tinh thần. Đồng thời, khách thể của loại tội này xâm phạm đến trật tự quản lý xã hội của Nhà Nước chứ không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác như một số loại tội phạm thông thường. Tội này không có hậu quả cụ thể như các loại tội phạm khác, và trong trường hợp này bị cáo không thể nào là người “Sửa chữa, bồi thường thiệt hại, hay khắc phục một phần hậu quả” do hành vi phạm tội của chính mình gây ra.
Mặc khác, việc người phạm tội nộp lại một số tiền cụ thể (có thể bằng với số tiền thu lợi bất chính trong quá trình bị cáo thực hiện tội phạm hoặc nhiều hơn) thì số tiền này phải được xem là tiền thu lợi bất chính buộc bị cáo phải nộp để sung quỹ nhà Nhà.
Do vậy, việc tòa án áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS là không có cơ sở.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận