.jpg)
Từ 1/1/2022, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Những vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng có thể xét xử trực tuyến. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022.
Phiên tòa trực tuyến
Nghị quyết quyết nghị: Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây:
- Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
- Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
- Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Thực hiện
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo công tác hằng năm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2021.
Phiên toà xét xử theo thủ tục rút gọn ở quận Ba Đình, TP Hà Nội
Bài liên quan
-
TAND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 -2030
-
Xác định tư cách tố tụng tại phiên toà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
-
Vướng mắc pháp lý về xác định quyền yêu cầu và thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật
-
TAND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án TAND khu vực
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Danh sách địa điểm đặt trụ sở chính của 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 355 Tòa án nhân dân khu vực
-
Một số quy định mới về tố tụng hình sự
-
Bình Phước: Tìm nhân chứng là hành khách trên xe khách mang biển kiểm soát 47B–022.22
-
Từ ngày 01/7/2025, Nghị quyết số 02/2025/NQ-HĐTP chính thức có hiệu lực thi hành, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Luật Phá sản, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hình sự
-
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh: "Trên gương mẫu làm trước – dưới đồng hành, hoạt động thông suốt - hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao"
Bình luận