Dự thảo Quy chế phối hợp giữa TANDTC và Bộ Quốc phòng trong quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức
TANDTC đang dự thảo Nghị quyết của Ủy Ban thường vụ Quốc hội để ban hành quy chế phối hợp giữa TANDTC và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.
Nghị quyết này thay thế cho Nghị quyết số 333/2017/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2017. Dự kiến sẽ được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2025.
Theo dự thảo quy chế, nội dung phối hợp gồm: Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự; Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân; quy định trang phục nghiệp vụ và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự; Khi cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trao đổi, phối hợp về các nội dung khác trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.
Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi: Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; Trình Chủ tịch nước bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Thẩm phán các Tòa án quân sự; Quyết định đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng àl Ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi: Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực và quy định về phạm vi thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của mỗi Tòa án quân sự; Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thấm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự; Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong các Tòa án quân sự; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực; Quy định biên chế và quyết định phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án quân sự.
Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyến Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân; quy định trang phục nghiệp vụ và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước khi: Điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án nhân dân từ Tòa án quân sự này đền làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác. Hướng dẫn việc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực. Quy định trang phục nghiệp vụ của Thẩm phán Tòa án nhân dân, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án thuộc Tòa án quân sự.
Bộ Quốc phòng phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án quân sự và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Phương thức trao đổi, thống nhất trong hoạt động phối hợp:
Trong quá trình phối hợp thực hiện các nội dung được quy định, các cơ quan có thể thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, trao đồi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp.
Khi cần cung cấp thông tin, tài liệu, cơ quan đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu có văn bản yêu cầu cơ quan được đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan đề nghị; trường hợp đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung phức tạp, không có sẵn thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày; trường hợp hết thời hạn nêu trên mà chưa thực hiện được thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Kết quả trao đối, phối hợp hoặc thống nhất ý kiến giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong các trường hợp quy định của Quy chế này được thông báo bằng văn bản. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan được đề nghị kèm theo tài liệu có liên quan. Trong thời hạn 07 ngày àlm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đề nghị hoặc theo thời hạn ghi trong văn bản, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị; trường hợp hết thời hạn nêu trên mà chưa trả lời được thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Văn bản thông báo phải do lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc lãnh đạo Bộ Quốc phòng ký.
Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp:
Căn cứ vào yêu cầu công tác, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp và gửi đến Bộ Quốc phòng để thống nhất. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện kế hoạch để lãnh đạo hai cơ quan cùng ký và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch.
Định kỳ hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy chế. Nếu có khó khăn vướng mắc thì chủ động trao đổi thống nhất để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận