Hải Phòng: Nỗ lực trong việc thúc đẩy kinh tế số
Hiện nay, kinh tế số đang trở thành xu hướng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng. Để trở thành một trong những thành phố dẫn đầu về kinh tế số, đóng góp tích cực cho nền kinh tế số của quốc gia, coi việc thúc đẩy kinh tế số là động lực quan trọng hàng đầu.
Ngày 10/7/2024 tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số của Ủy ban Quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã đã báo cáo tóm tắt tình hình triển khai chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2024; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Nhằm triển khai Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, và đặc biệt là Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của UB quốc gia về CĐS, xác định chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số". Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng 2030 đặt ra chỉ tiêu phát triển Kinh tế số năm 2025 đạt tỷ trọng 25%/GRDP, năm 2030 đạt 35%/GRDP; UBND TP đã ban hành các kế hoạch cụ thể để triển khai nghị quyết, chương trình, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Về kết quả chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2024, Hải Phòng đã đưa ra được 4 kết quả nổi bật như:
Về công nghiệp công nghệ thông tin: Thành phố đã quan tâm thu hút đầu tư trong phát triển công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Thu hút đầu tư của Thành phố liên tục đứng top đầu của cả nước đã góp phần tăng cường tỷ trọng kinh tế lõi ICT. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn điện tử LG, Fuji Xerox, Haengsung Electronics, VinGroup... hoạt động trong lĩnh vực ICT, kinh tế số hiệu quả đã có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế của thành phố. 6 tháng đầu năm 2024 đã thu hút thêm khoảng 1,5 tỷ USD đầu tư vào Thành phố. Trên địa bàn Thành phố hiện đã đạt gần 1000 danh nghiệp công nghệ số hoạt động; gần 9000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số (đạt hơn 40%).
Về phát triển hạ tầng, thúc đẩy số hoá các ngành kinh tế: Hải Phòng đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng số: Số trạm phát sóng 4G mới được xây dựng tăng 6% so với cuối năm 2023, nếu so với đầu năm 2022 thì đã tăng tới 22%. Cơ bản xoá toàn bộ các vùng lõm sóng. Vùng phủ 4G đạt khoảng 95%, nâng tốc độ tải khoảng 16% so với cuối năm 2023, cao hơn 62% so với yêu cầu tối thiểu của Bộ TTTT. Mạng băng rộng cố định đạt vùng phủ 96% hộ gia đình (năm 2022 mới đạt 82%). Tốc độ tăng khoảng 150% so với cuối năm 2023. Đã có thêm 1 Trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của doanh nghiệp viễn thông được khai trương và đưa vào hoạt động.
Ngoài việc triển khai thử nghiệm 5G thương mại tại các khu đô thị trung tâm tương tự tại các địa phương khác, để thúc đẩy các ngành mũi nhọn là cảng biển và công nghiệp, Thành phố đã phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông triển khai 5G tại các cảng Tân Vũ, Đình Vũ để thí điểm xây dựng cảng thông minh và triển khai thành công mạng 5G dùng riêng cho nhà máy thông minh đầu tiên trên toàn quốc tại công ty Pegatron (Khu công nghiệp DEEP C II).
Hệ thống cảng biển Hải Phòng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc, đứng thứ 2 toàn quốc, bao gồm 53 cảng, sản lượng hàng hoá qua cảng 6 tháng đầu năm đạt 75,7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, chiếm trên 25% lưu lượng toàn quốc. Do đó Thành phố Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến số hoá ngành kinh tế cảng biển.
Bên cạnh việc chuyển đổi số tại từng cảng, hiện nay, Thành phố đã giao Sở Công thương nghiên cứu triển khai nền tảng chuyển đổi số liên ngành lĩnh vực logistics nhằm liên kết các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, chia sẻ dữ liệu nhằm tăng khả năng chuyển đổi số nhanh hơn nữa lĩnh vực này.
Về phát triển dữ liệu, tăng cường quản trị số: Thành phố cung cấp 1.733 thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trong đó có 66% (1.140) dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 31% (543) dịch vụ công trực tuyến một phần. Kết quả thực hiện dịch vụ công: Hải Phòng tiếp nhận tổng số trên 1 triệu hồ sơ trực tuyến (đạt 96,3%). Dự kiến các nền tảng ứng dụng sẽ hoàn thành đưa vào vận hành trong quý 4/2024.
Về phát triển thương mại điện tử: Năm 2023, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh thành về chỉ số phát triển thương mại điện tử. Đạt được kết quả đó là do Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai đề án 06 về phát triển dữ liệu dân cư, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hoá đơn điện tử, thuế điện tử…
Đến nay, hầu hết các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều thực hiện thu thuế bằng hình thức điện tử, liên thông với Kho bạc Nhà nước Hải Phòng, Cục thuế HP, Cục Hải quan Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội TP... Thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng ước thực hiện 6 tháng đầu năm 27.212 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ năm 2023.
Thu hút đầu tư của Thành phốn Hải Phòng liên tục đứng top đầu của cả nước đã góp phần tăng cường tỷ trọng kinh tế lõi ICT
Số lượng doanh nghiệp triển khai hợp đồng điện tử đạt trên 80%, số lượng doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 99%.
Với những nỗ lực nêu trên, kết quả đạt được là theo công bố của Tổng cục Thống kê cuối tháng 12/2023, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Hải Phòng đạt 29,7%, tức là cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ đề ra là 25% vào năm 2025.
Để thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh hơn nữa, Thành phố Hải Phòng xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện đề án 06, đẩy mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt; Cho phép TP Hải Phòng triển khai liên kết cụm cảng, cảng mở, xây dựng trung tâm logistics tầm cỡ khu vực; Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo giao một cơ quan chuyên môn phụ trách xây dựng trung tâm dữ liệu và nền tảng số quốc gia quản lý việc chia sẻ dữ liệu trong lĩnh vực logistics, nhằm liên kết các đơn vị trong chuỗi dịch vụ logistics, hạn chế cát cứ dữ liệu, hạn chế thất thoát dữ liệu xuyên biên giới do hiện nay dữ liệu lĩnh vực này đang nằm ở nhiều nơi như doanh nghiệp XNK, cơ quan hải quan, thuế, cảng vụ, biên phòng… và đặc biệt là ở các hãng tàu nước ngoài mà chưa có các quy định chế tài để liên kết chia sẻ dữ liệu.
Quang cảnh Hội nghị
Bài liên quan
-
Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững
-
Bảo đảm quyền tiếp cận công lý tại Việt Nam góc nhìn từ vai trò của Tòa án trong bối cảnh chuyển đổi số
-
Công ty Điện lực Hưng Yên tăng cường chuyển đổi số thành thói quen tiện ích các dịch vụ với khách hàng
-
Mô hình chuyển đổi số thành công của hệ thống Tòa án góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận