Hòa giải bên cạnh Tòa án
Là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xét xử và công tác hòa giải của Mỹ, Thẩm phán Gordon Low có bài giảng rất bổ ích tại Tọa đàm về đổi mới và tăng cường công tác hòa giải. Tapchitoaan.vn xin lược thuật để phục vụ bạn đọc.
Ảnh Thẩm phán Gordon Low chụp cùng Ban tổ chức và các đại biểu
Trong cuốn tự truyện của mình, Mahatma Gandhi mô tả sự mãn nguyện và vui sướng từ việc giúp người khác giải quyết mâu thuẫn: Hai bên đều hài lòng với kết quả… Niềm vui sướng của tôi vô bờ bến. Tôi đã đã biết được thực tiễn pháp lý. Tôi đã thấy được mặt tốt của bản chất con người và đi vào trái tim con người. Tôi biết rằng chức năng thực sự của một luật sư đó là gắn kết các bên đã bị chia rẽ. Bài học mà tôi khắc ghi đó là phần lớn thời gian của tội trong suốt 20 năm hành nghề luật sư của tôi là mang đến sự nhượng bộ hài hòa trong hàng trăm vụ việc. Tôi chẳng mất cái gì, thậm chí cả tiền nong cũng không và chắc chắn rằng tôi vẫn giữ được tâm hồn và tinh thần đó. ( Tự truyện của Mahatma Gandhi, trang 134).
Khuyến khích giải quyết vụ án thông qua cơ chế hòa giải “hai bên đều thắng” do một hòa giải viên bên cạnh tòa án thực hiện.
Tại phiên họp đầu tiên về quản lý vụ án, Thẩm phán tích cực khuyến khích các bên thảo luận giải quyết tranh chấp.
Thẩm phán cần giới thiệu với các bên về hoạt động hòa giải bên cạnh (hoặc gắn liền) với tòa án nếu các bên có quan tâm, tại bất cứ thời điểm nào.
Kết quả là Thẩm phán và luật sư đều sẵn sàng để tiến hành phiên tòa.Các luật sư hiểu được trách nhiệm phải đưa ra chứng cứ, thẩm vấn nhân chứng và đưa ra các lập luận về vụ án.
Thẩm phán sẵn sàng xem xét chứng cứ và đưa ra quyết định hợp lý và những lý do phù hợp trong bản án của mình.
Hòa giải bên cạnh tòa án cũng là nhân tố không thể thiếu để phiên tòa được thành công. Các hòa giải viên được đào tạo sẽ sẵn sàng hỗ trợ các bên và luật sư của mình trong suốt quá trình tố tụng. Các hòa giải viên được đào tạo về hòa giải “hai bên cùng thắng” theo đó hòa giải viên sẽ tập trung vào lịch sử quan hệ của hai bên hơn là các tranh chấp của tòa án. Để có hiệu quả thì hòa giải viên theo cơ chế “hai bên cùng thắng” phải được đào tạo khoảng 30 giờ.
Cơ chế hòa giải hai bên cùng thắng đã được thực hiện ở rất nhiều quốc gia, trong đó có Malaysia và Thái Lan.
Phiên hòa giải này được tổ chức sớm ngay sau khi nhận được đơn kiện sẽ đặc biệt hữu ích và giúp thẩm phán và tòa án tiết kiệm thời gian.
Điều quan trọng là phải quyết định ai sẽ là hòa giải viên. Người đó không thể là Thẩm phán sẽ tiến hành giải quyết vụ án bởi vì một số trao đổi có thể không được phép diễn ra trước thẩm phán sẽ xét xử vụ án. Một số nước sử dụng thẩm phán không chuyên, một số khác sử dụng Thẩm phán, một số lại sử dụng cán bộ tòa án trong khi đó lại sử dụng những người đã nghỉ hưu (Thái Lan, Trung Quốc). Quyết định lựa chọn ai làm hòa giải viên sẽ dựa trên cơ sở đối tượng nào sẽ phù hợp nhất đối với Việt Nam. Nhưng họ đều phải là những người được đào tạo. Điều quan trọng hơn là cơ chế này sẽ có hiệu quả hơn nếu các bên không phải trả thêm phí cho việc hòa giải.
Chương trình này sẽ được thực hiện ra sao? Cách tốt nhất để bắt đầu là thực hiện chương trình thí điểm với một nhóm nhỏ Thẩm phán và hòa giải viên được đào tạo để sử dụng phương pháp này. Thẩm phán sử dụng các vụ án hiện đã được thụ lý và bắt đầu một quy trình mới. Họ sẽ làm việc với các giảng viên có kinh nghiệm và các giảng viên này sẽ cùng làm việc với họ cho đến khi thành thạo quy trình này. Trong dự án thử nghiệm, có thể có những thay đổi để “phù hợp” với Việt Nam. Thường thì dự án thí điểm sẽ diễn ra từ 3 đến 6 tháng.
Mấu chốt của dự án không chỉ là chỉ cho các thẩm phán phải làm gì. Giảng viên cần phải có mặt trong suốt quá trình diễn ra dự án thí điểm để trả lời câu hỏi và đưa ra những gợi ý. Đó là những kỹ năng mà Thẩm phán phải làm chủ mà không phải những gì học được từ sách vở. Những kinh nghiệm thực tế tại tòa án cùng với sự trợ giúp từ giảng viên là rất quan trọng. Một số người có thể cho rằng “tại sao chúng ta cần có sự hiện diện của người nước ngoài ở tại tòa án của chúng ta?” Câu trả lời là bởi vì kỹ năng không thể học một cách hiệu quả mà có sự hướng dẫn của người có kỹ năng. Giả sử rằng không có bác sỹ phẫu thuật não tại Việt Nam thì không ai muốn một bác sỹ tiến hành phẫu thuật trên đầu mình bởi vì ông ấy đã đọc một cuốn sách. Các bạn cần có một ai đó từ bên ngoài vào để dạy các bạn về kỹ năng. Điều đó rất đúng và là mục đích của dự án về đào tạo trong lĩnh vực quản lý vụ án và hòa giải bên cạnh tòa án này.
Các luật sư cũng phải được đào tạo về cách thức hành nghề ở Việt Nam trong hệ thống tranh tụng kiểu Việt Nam này. Các luật sư khi được đào tạo sẽ hỗ trợ cho các thẩm phán trong việc quy trình quản lý vụ án. Rất ít luật sư Hoa kỳ sinh sống ở Việt Nam am hiểu về hòa giải, quản lý án và hệ thống tranh tụng. Tất cả thành quả của dự án thí điểm cần được Liên đoàn luật sư Việt Nam sử dụng để tổ chức “khóa bồi dưỡng cho luật sư” để tất cả các luật sư có thể được đào tạo về kỹ năng mới này và giúp thực hiện thủ tục tranh tụng tại tòa án.
Khi dự án thí điểm thành công, nó cần được nhân rộng ở các địa phương khác trên toàn Việt Nam, từng tòa từng tòa một cho đến khi phủ khắp đất nước. Điều này có nghĩa là Học viện Tòa án cũng phải có giảng viên tham gia và xem thẩm phán đã nghỉ hưu hướng dẫn để học các kỹ năng đào tạo thẩm phán và hòa giải viên. Điều này cũng áp dụng cả đối với Liên đoàn luật sư phải sẵn sàng để đào tạo tất cả các luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mục đích cuối cùng là luật sư được đào tạo về kỹ năng tại trường và các thẩm phán được đào tạo kỹ năng tại các khóa học ban đầu. Nhưng để có được điều đó, cần có một chương trình kế tiếp để tất cả các tòa án chuyển sang mô hình quản lý vụ án và hòa giải bên cạnh tòa án cũng như thủ tục tranh tụng.
- Hòa giải theo nhóm trong buổi Tọa đàm
Bước đầu tiên là lựa chọn người đại diện cho lãnh đạo cấp cao và người chịu trách nhiệm chính đối với dự án. Người này sẽ là cầu nối giữa dự án thí điểm, Tòa án, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các cơ quan liên quan.
Đánh giá đề xuất này và đặt ra các câu hỏi; đưa ra những đề nghị. Nhớ rằng dự án thí điểm chỉ tìm ra vấn đề và tạo ra những thay đổi trước khi tiến hành phổ biến rộng trên toàn quốc. Đây là một quá trình vừa làm vừa đánh giá liên tục.
Người đại diện cho Tòa án và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ chỉ định một tòa án hoặc một bộ phận của Tòa án sẽ thực hiện chương trình thí điểm. Cần phải cân nhắc về địa điểm và phạm vi của dự án thí điểm và Chánh án có phải là người lãnh đạo tốt nhất để bao quát dự án thí điểm này v.v…
Việc chuẩn bị phải bắt đầu ngay từ bây giờ đối với những việc cần thiết phải hoàn thiện để khởi động dự án, bao gồm cả việc kết nối và liên lạc với Học viện Tòa án, Liên đoàn luật sư, luật sư Hoa Kỳ sinh sống tại Hà Nội.
Cần có một nghiên cứu về loại người nào sẽ phù hợp nhất để trở thành hòa giải viên theo nguyên tắc hai bên cùng thắng và được chỉ định để tham gia vào chương trình thí điểm. Cũng cần phải cân nhắc đến chi phí cho mô hình hòa giải này để không làm tốn thêm chi phí cho các đương sự.
Hòa giải thí điểm tại Hải Phòng
Kết luận.
Hòa giải bên cạnh Tòa án sẽ là thay đổi lớn về cách thức giải quyết vụ án tại Việt Nam.
Luật sư sẽ thực hiện vai trò xuất trình chứng cứ, kiểm tra và đối chất nhân chứng, bình luận về việc áp dụng pháp luật và đưa ra lập luận cuối cùng nhân danh thân chủ của mình.
Thẩm phán không còn phải đặt câu hỏi trừ trường hợp luật sư quên không đặt câu hỏi về những điểm quan trọng.
Việc chuẩn bị của thẩm phán được tiến hành trong suốt quá trình quản lý vụ kiện. Thẩm phán sẽ cân nhắc chứng cứ đã được xuất trình, luật áp dụng và trình bày cuối cùng của luật sư về những vấn đề đã được chứng minh và luật áp dụng. Thẩm phán sau đó sẽ chuẩn bị bản án viết trong đó chỉ ra những tình tiết đã được chứng minh, áp dụng pháp luật tương tứng và đưa ra lý do cho phán quyết của mình.
Nếu Hội thẩm vẫn được duy trì, họ cũng phải được đào tạo để thực hiện vai trò của mình. Bởi vì luật sư sẽ trình bày vụ kiện của mình thông qua việc đưa ra chứng cứ và chỉ có thẩm phán biết luật và đưa ra quyết định bác chứng cứ. Theo hệ thống tranh tụng, những câu hỏi của Hội thẩm sẽ rất ít khi phù hợp. Vì vậy, các câu hỏi đó chỉ đưa ra tại phiên tòa và vai trò của họ sẽ ít chủ động hơn. Họ sẽ trở thành những người cố vấn thông thường cho Tòa án sau khi vụ án được trình lên Thẩm phán để quyết định. Điều này sẽ phù hợp với “hệ thống tranh tụng” cần được phát triển.
Quyết định cũng cần phải đưa ra về việc một thẩm phán hay một hội đồng ba thẩm phán sẽ được sử dụng để giải quyết vụ án. Tố tụng tranh tụng chỉ yêu cầu một thẩm phán chủ trì giải quyết vụ án.
Để thực hiện được hệ thống quản lý vụ án và hòa giải hai bên cùng thắng sẽ mất nhiều thời gian nhưng đây là một phần không thể thiếu của việc phát triển hệ thống tranh tụng. Do vậy, rất cần có sự kiên nhẫn khi chúng ta tạo ra những thay đổi trong hệ thống.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
Bình luận