Huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn hướng tới huyện nông thôn mới nâng cao
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng mới, các công trình giao thông của huyện luôn được quan tâm đầu tư, mở rộng khang trang, sạch đẹp mang lại nhiều lợi ích thiết thực trực tiếp cho người dân đáp ứng yêu cầu thiết yếu của người dân nên người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Huyện đã có chính sách, chủ trương, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội nên phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển rất cao.
Trong thời gian qua UBND huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, đường vào các vùng sản xuất, vùng chuyên canh… tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, nông sản. Nhìn chung hệ thống đường huyện cơ bản đã nối thông từ huyện đến trung tâm các xã và các khu dân cư tập trung. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế bước đầu được cải thiện. Đối với hệ thống đường xã, cơ bản các trục đường chính đã hình thành và tương đối thông suốt. Vấn đề đặt ra đối với mạng lưới giao thông của huyện trong tương lai đó là huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giao thông, nhất là các tuyến đường quan trọng, huyết mạch, vùng sâu, vùng xa phải đi trước một bước nhằm góp phần khai thông các nguồn lực, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, trước hết là dịch vụ vận tải của từng xã. Từ đó, tiếp tục phát triển mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao thông đồng bộ cũng như phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Từ năm 2011 đến nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện đã được thực hiện đầu tư nâng cấp BTXM, BTNN, cấp phối sỏi đỏ 545 tuyến với tổng chiều dài là 655,00 km, tổng kinh phí thực hiện là 1.152,881 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách 985,93 tỷ đồng, chiếm 85,51% ; nhân dân đóng góp là 162,16 tỷ đồng, chiếm 14,06%, nguồn vốn khác (vốn tài trợ) 4,78 tỷ đồng chiếm 0,41%. Ngoài ra, các đơn vị mỏ đá đóng trên địa bàn huyện đã thực hiện hỗ trợ hơn 27.000 m3 đá dăm để thực hiện cứng hoá các tuyến đường giao thông ngõ xóm, cụ thể như sau:
- Đường huyện quản lý với 39 tuyến, tổng chiều dài 267,41 km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% tăng 49,12% so với năm 2011;
- Đường trục xã, liên xã với 142 tuyến, tổng chiều dài 123,19 km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% tăng 61,55% so với năm 2011;
- Đường trục thôn xóm với 69 tuyến, tổng chiều dài 62,36 km được cứng hóa 100% tăng 55,97 % so với năm 2011, trong đó đường BTXM + Nhựa: 56,28 km (90,3%);
- Đường ngõ, xóm với 223 tuyến, tổng chiều dài 101,93 km sạch không lầy lội vào mùa mưa 100% tăng 72,01% so với năm 2011, trong đó đường BTXM + nhựa: 85,24 km ( 83,6%);
- Đường trục chính nội đồng với 72 tuyến, tổng chiều dài 122,72km được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 100% tăng 98,65% so với năm 2011, trong đó đường BTXM: 77,00 km (đạt 62,7%).
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã, đường trục thôn xóm và ngõ xóm đảm bảo “Sáng, xanh, sạch, đẹp” 90,3% (503,17km)
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
Bình luận