Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước
Sáng ngày 21/10/2024, taị Nhà Quốc hội, TP.Hà Nội, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay có trách nhiệm giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Trước khi diễn ra phiên họp, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kỳ họp lần này sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, phát triển kinh tế - xã hội, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đối ngoại.
Theo chương trình của kỳ họp, công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của kỳ họp, có 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết được thảo luận, trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại kỳ họp
Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; Xem xét báo cáo về công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Xem xét, quyết định thành lập TP.Huế trực thuộc Trung ương; quyết định chủ trương đầu tư nhiều chương trình, dự án lớn trọng điểm quốc gia.
Tại kỳ họp, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; quyết định vấn đề quan trọng khác (nếu có).
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước
Trước đó, thông tin tại buổi họp báo chuẩn bị cho kỳ họp vào chiều 20/10, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết: Theo chương trình, tại ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội bầu nhân sự cho chức danh Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, theo quy định của Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào ngày 30/11/2024. Được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 21/10 đến hết ngày 13/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11; dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 29,5 ngày.
Bài liên quan
-
Trọng tâm phiên làm việc tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội là công tác lập pháp và giám sát
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
-
Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
Bình luận