Tập huấn phần mềm bản đồ sử dụng trong thiết bị di động
Vừa qua đầu năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tập huấn phần mềm bản đồ sử dụng trong thiết bị di động cho cộng đồng dân cư thôn trong việc quản lý, bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)
Cộng đồng dân cư thôn là một trong đơn vị chủ rừng được chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đang chi trả cho 18 cộng dồng dân cư thôn thuộc địa bàn huyện Bắc Trà My và Nam Giang; với diện tích rừng tự nhiên là 4.406,34ha.
Riêng năm 2023, các cộng đồng đã nhận được số tiền từ nguồn DVMTR là 1.906.573.072 đồng. Việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR từng bước cải thiện đời sống cho người dân tham gia bảo vệ rừng. Giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, giảm nhanh tỷ lệ nghèo khó; góp phần bảo vệ an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Quang cảnh buổi tập huấn
Để công tác bảo vệ rừng được tốt hơn và giúp các thành viên trong Ban quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn nắm bắt vị trí, ranh giới khu vực chi trả DVMTR và các xác định các điểm biến động rừng khi phát hiện các vụ việc vi phạm lâm luật.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tổ chức 18 lớp tập huấn cho 18 cộng cộng dân cư thôn trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Tây Giang và Nam Giang. Lớp tập huấn diễn ra trong 18 ngày, từ ngày 15/4 đến ngày 26/4/2024 với gần 400 người tham gia.
Các thành viên trong buổi tập huấn được giảng viên hướng dẫn sử dụng phần mềm
Đối tượng tham gia lớp tập huấn là các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng thôn và đại diện các Hạt kiểm lâm, UBND xã.
Qua các buổi tập huấn này, người dân sẽ được giảng viên hướng dẫn tải phần mềm, thao tác cài đặt các thông số trên điện thoại hệ điều hành ios, android và đưa bản đồ chi trả DVMTR trên điện thoại sử dụng các chức năng bấm điểm, đường, vùng.
Nhờ các ứng dụng này sẽ giúp phát hiện và cảnh báo sớm các thay đổi bất thường, kịp thời cập nhật chính xác những biến động về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; kịp thời phát hiện sớm những khu vực bị mất rừng để xác định nguyên nhân, kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định. Qua đó, góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng.
Bài liên quan
-
Vấn đề tương tác trong sử dụng phần mềm Trợ lý ảo Tòa án - Bất cập và kiến nghị
-
Tòa án quân sự Quân khu 1 tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng Hội thẩm quân nhân
-
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ trực tuyến về nội dung mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi
Tập huấn nghiệp vụ về nội dung mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 và an ninh mạng -
Chánh án Nguyễn Hòa Bình đến thăm các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công ở Quảng Nam
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận