Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ lựa chọn là một trong những nơi đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học "Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”.
Tham dự hội thảo có Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo. Bên cạnh đó còn có Ban liên lạc học sinh miền Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các vụ, viện, trường đại học, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học; đại biểu các tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, đoàn thể, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.
Toàn cảnh hội thảo: Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình
Theo đó, cuối tháng 8/1954, sau đúng 1 tháng ký Hiệp định Giơnevơ, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị, trong đó nêu rõ: Cần tổ chức một cuộc tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng cho cán bộ và đồng bào ở địa phương về nghĩa vụ đón tiếp bộ đội, thương binh, cán bộ và đồng bào miền Nam ra... "Việc đón tiếp, phân phối công tác, tìm nơi tạm ở và công ăn, việc làm cho số người nói trên cần phải làm thật chu đáo và có kết quả thật tốt,... Phải làm cho cán bộ và nhân dân nhận thấy việc đón tiếp và giúp đỡ này là một nghĩa vụ và cũng là một vinh dự của mình… Cần đề cao tinh thần yêu nước, yêu mến đồng bào miền Nam, đề cao tinh thần đoàn kết của nhân dân, cán bộ và bộ đội toàn quốc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất và hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc".
Có thể nói, đây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường, mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó những chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, vừa góp phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sau này. Thời điểm lịch sử ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa vinh dự là địa phương đầu tiên được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Thực hiện nhiệm vụ của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ giao, bằng tình cảm và trách nhiệm của mình, Thanh Hóa đã tổ chức đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tại các địa điểm: Sầm Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa... Địa điểm đầu tiên đón tiếp là Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn). Tính từ ngày 25/9/1954 đến ngày 1/5/1955, Thanh Hóa đã đón tiếp 7 đợt gồm 1.869 thương bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.
Công trình Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn
Vào những năm tháng đó, đời sống Nhân dân miền Bắc nói chung, đồng bào Thanh Hóa nói riêng hết sức khó khăn, thiếu thốn do bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề. Ở nhiều huyện trong tỉnh, đê điều bị vỡ, sạt lở; Nhân dân trong tỉnh rơi vào nạn đói gay gắt. Từ một vài huyện ban đầu, dần dần nạn đói lan rộng ra khắp toàn tỉnh nhưng vượt lên tất cả những khó khăn, gian khổ, phát huy truyền thống quê hương cách mạng và vai trò hậu phương lớn của nhiều cuộc kháng chiến; với trách nhiệm lớn lao trước Trung ương Đảng và tình cảm sâu nặng “Bắc - Nam một nhà”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực khắc phục khó khăn, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, vừa tập trung khôi phục cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, vừa khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và những điều kiện cần thiết để đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh, cùng nhiều gia đình cách mạng miền Nam ra tập kết, như đón những người thân yêu ruột thịt của mình. Bên cạnh việc chuẩn bị lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết, nhân dân các huyện miền núi Thanh Hóa đã cung cấp hàng vạn cây luồng, nứa, gỗ để xây dựng nhà cửa, lán trại, bảo đảm kịp thời nơi ăn nghỉ cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Tỉnh đã chỉ đạo ngành Y tế kịp thời xây dựng các trạm y tế tại Sầm Sơn và các huyện lân cận để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào tập kết.
Đáp lại nghĩa tình sâu nặng của Nhân dân Thanh Hóa và Nhân dân miền Bắc, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết, đã coi Thanh Hóa, coi miền Bắc là quê hương thứ hai của mình, ra sức học tập, lao động, sản xuất, công tác, đóng góp nhiều thành tích vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Nhiều cán bộ, thương binh, bệnh binh, con em miền Nam sau khi dưỡng bệnh, học tập, rèn luyện, lại tự nguyện làm đơn lên đường nhập ngũ, kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội vào miền Nam chiến đấu giải phóng quê hương. Nhiều học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, sau này đã trở thành những “hạt giống đỏ”, trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước; nhiều người công tác ở các bộ, ngành, địa phương; nhiều người trở thành các tướng lĩnh quân đội, công an; trở thành nhà giáo, y bác sỹ, nhà khoa học, nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt... đã có những cống hiến, đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Là dịp khẳng định những tình cảm sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa và Nhân dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh Việt Nam tập kết ra Bắc; đồng thời là sự kiện để tỏ rõ tình cảm, sự tri ân của cán bộ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam đối với Nhân dân Thanh Hóa và Nhân dân miền Bắc XHCN.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: 70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của Nhân dân miền Bắc, trong đó có Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc ta, khẳng định chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; là biểu tượng sinh động về nghĩa tình đồng bào, đồng chí yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được 60 tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương; các nhân chứng lịch sử; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín ở các cơ quan Trung ương và địa phương. Các tham luận được xây dựng rất công phu, tiếp cận từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, cung cấp thông tin đa dạng, hết sức phong phú về việc đưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học
Phát biểu tại hội thảo, ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá cao các tác giả, nhà khoa học đã chuẩn bị tham luận và phát biểu tại hội thảo hết sức công phu, có giá trị khoa học, lý luận thực tiễn sâu sắc; cung cấp nhiều thông tin, tư liệu lịch sử, phản ánh những hi sinh, khó khăn, gian khổ, tái hiện một cách chân thực, khách quan, sinh động về sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam. "Chủ trương đưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954-1955 là quyết định lịch sử, tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh" - ông Nguyên nhân mạnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa rất mong các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng sự kiện đưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Thanh Hóa cũng đang chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Lễ khánh thành công trình Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc và Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại TP. Sầm Sơn.
Bài liên quan
-
Khánh thành tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954 tại tỉnh Cà Mau
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa
-
Bức tranh nền kinh tế 9 tháng đầu năm của Thanh Hóa có nhiều khởi sắc
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
Bình luận