Thi đua gắn với chủ đề hành động “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”
Tại Hội nghị Triển khai công tác Tòa án, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến, thay mặt lãnh đạo TANDTC phát động phong trào thi đua Tòa án nhân dân năm 2023.
Phong trào thi đua TAND năm 2023 có chủ đề: “Phát huy truyền thống đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, vì công lý; công chức, viên chức và người lao động Tòa án nhân dân thi đua phấn đấu hoàn thành đạt và vượt toàn diện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2023; lập thành tích chào mừng 75 năm Truyền thống Thi đua yêu nước, 78 năm Truyền thống Tòa án nhân dân và kỷ niệm các ngày Lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước".
Nội dung phong trào thi đua năm 2023 của TAND tập trung vào 7 nhiệm vụ và chỉ tiêu thi đua.
Thứ nhất, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì công lý” bảo đảm thực chất, sáng tạo, gắn với phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, của Tòa án nhân dân, gắn với chủ đề hành động “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”, cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp”, tạo động lực trực tiếp góp phần xây dựng “Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác cơ bản theo Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề ra.
Thứ ba, tập trung hoàn thành các đề án, dự án luật, pháp lệnh về cải cách tư pháp theo chương trình, kế hoạch của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao trong nhiệm kỳ 2021-2026 và năm 2023 bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Thứ tư, tích cực tổ chức phát động, hưởng ứng tham gia thực hiện các phong trào thi đua của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai phát động và tổ chức các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề. Nội dung, chủ đề phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, đột xuất của cơ quan, đơn vị gắn liền với chủ đề thi đua xuyên suốt của Tòa án nhân dân; bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn, có tính khả thi, hiệu quả, thực chất, có mục tiêu, tiêu chí và chỉ tiêu thi đua cụ thể, rõ ràng, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ công tác chuyên môn, có tính lan tỏa sâu rộng.
Thứ năm, xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, đoàn kết nội bộ; tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; các tổ chức đoàn thể quần chúng vững mạnh tiên tiến; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện tốt việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng bảo đảm thực chất, tạo động lực cho công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác khen thưởng phải hướng về cơ sở, gắn với kết quả phong trào thi đua và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chú trọng khen thưởng chuyên đề, đột xuất; ưu tiên và nâng cao tỷ lệ khen thưởng đối với các tập thể nhỏ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp, nhất là các chức danh tư pháp.
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; chú trọng xây dựng, duy trì và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm hạt nhân của phong trào thi đua; thông qua các phong trào thi đua phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tổ chức giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua sáng tạo, mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong Tòa án nhân dân và trong xã hội.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến phát động phong trào thi đua - Ảnh: Nguyễn Dương
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
Bình luận