A phạm tội giết người và tội trộm cắp tài sản
Sau khi nghiên cứu bài viết “Sát hại người yêu, rồi lái xe của người yêu gây tai nạn, tội gì?” và các ý kiến trao đổi, tôi cho rằng hành vi của Nguyễn Văn A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, “Trộm cắp tài sản”; nhưng Nguyễn Văn A không phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Qua nội dung bài viêt trao đổi, để chứng minh quan điểm của mình, tôi xin nêu từng vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong “Quá trình tâm sự, giữa A và B xảy ra mâu thuẫn nên A đã dùng dao gọt hoa quả có sẵn trên xe đâm chết chị B”. Hành vi này của Nguyễn Văn A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người” nên Nguyễn Văn A bị xử lý về tội này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, “Sau khi giết chết chị B, Nguyễn Văn A tự ý lấy chiếc xe ô tô của B chở xác chị B đi nhiều nơi. Mục đích là để thăm lại những nơi hai người lúc đang yêu nhau từng đi”. Căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự thì chiếc xe ô tô do B đứng tên chỉ thuộc quyền sở hữu của B khi B còn sống. Tuy nhiên, B đã bị A giết chết thì chiếc xe này đã chuyển thành di sản thừa kế và chiếc xe này thuộc quyền sỡ hữu chung của các đồng thừa kế theo của B.
Sau khi B chết, tại hiện trường chỉ còn một mình A, A đã có hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản và đã điều kiển chiếc xe ô tô do B đứng tên đi, nghĩa là tài sản đã bị dịch chuyển; chiếm đoạt tài sản tái với mong muốn của chủ sở hữu. Do đó, xét về mặt ý thức thì Nguyễn Văn A đã có ý thức chiếm đoạt tài sản của các đồng thừa kế của B. Do đó, Nguyễn Văn A đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản. Trong việc xử lý Nguyễn Văn A đối với tội trộm cắp tài sản cần phải xác định bị hại là các đồng thừa kế của B.
Đồng thời, Nguyễn Văn A không phạm tội cướp tài sản vì hành vi lấy chiếc xe ô tô được thực hiện sau khi chị B chết, nghĩa là yếu tố “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc,…”chỉ tồn tại khi chị B còn sống. Nguyễn Văn A cũng không phạm tội “công nhiên chiếm đoạt tài sản” vì khi thực hiện hành vi lấy xe ô tô, tại địa điểm phạm tội chỉ có một mình A, không có người khác, không có tính chất công khai.
Thứ ba, Nguyễn Văn A không phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” vì giá trị chiếc xe đã được dùng để định lượng tài sản bị trộm cắp và để định khung đối với tội trộm cắp tài sản của A. Nên nếu chúng ta tiếp tục lấy số tiền thiệt hại của một phần chiếc xe ô tô trên là 135 triệu đồng để định lượng trong tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là không ổn, gây bất lợi cho bị cáo. Mặt khác, cách hiểu tính thiệt hại của người gây tai nạn cộng với thiệt hại của người bị gây tai nạn để xác định thiệt hại của vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo tác giả là cách hiểu chưa chính xác.
Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi về bài viết, rất mong nhận được sự quan tâm trao đổi của quý độc giả.
Xét xử cựu nam sinh viên Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giết người tình – Ảnh: Xuân Hưng/ BBVPL
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
2 Bình luận
Phạm Văn Minh
15:06 27/12.2024Trả lời
Nguyễn Thạc Tiến
15:06 27/12.2024Trả lời