
Dự kiến, tên 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp
(TCTA) - Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, đề xuất 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp và 11 đơn vị không thuộc diện sắp xếp.
Dự kiến có 9.996 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp
Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất quy định tiêu chuẩn và số lượng của đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp:
Xã mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (1).
Riêng đối với tiêu chuẩn quy mô dân số của xã miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia trên đất liền mà có từ 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu là 7.500 người (2).
Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km² trở lên; quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số từ 35.000 người trở lên (3).
Trường sắp xếp từ 04 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại mục (1) và mục (2) nêu trên.
Trường hợp việc sắp xếp đơn vị hành chính đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này thì không xem xét điều kiện và không đánh giá tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp đặc biệt không thể đáp ứng quy định tại mục (1), (2) và (3) nêu trên thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Với các tiêu chí trên dự kiến có 9.996 trên 10.035 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp.
Theo dự thảo Nghị quyết, tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm: Diện tích tự nhiên; Quy mô dân số; Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); Tiêu chí về địa chính trị; tiêu chí về quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).
Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định các đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề; có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không bắt buộc sắp xếp.
Danh sách dự kiến 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc diện sắp xếp
Trên cơ sở các tiêu chí quy định trong dự thảo Nghị quyết, có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp.
Cụ thể, 4 thành phố Trung ương thuộc diện sắp xếp gồm: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
48 tỉnh thuộc diện sắp xếp gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.
Danh sách dự kiến các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp
Có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh.
Hai thành phố trực thuộc trung ương không thuộc diện sắp xếp là thành phố Hà Nội và thành phố Huế.
Chín tỉnh không thuộc diện sắp xếp gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bài liên quan
-
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
-
Dự kiến sắp xếp toàn quốc còn khoảng 34 tỉnh, thành phố
-
Hôm nay, báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
-
Sửa đổi bổ sung Hiến pháp phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đề xuất mô hình Tòa án 3 cấp khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
-
Không áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ đối với Tạ Tấn P
-
Người khởi kiện có bắt buộc xác nhận địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện hay không?
-
Người vay dùng tiền lừa đảo để trả nợ, người cho vay có trách nhiệm trả lại không?
Bình luận